Nghiện game, không thần kinh mới là chuyện lạ!

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những cơn vật vã của game thủ cùng gia đình để cai nghiện game vẫn đang tiếp diễn. Các nhà sản xuất, nhà cung cấp vẫn liên tục đẻ ra nhiều game mới hay hơn, hấp dẫn hơn (hay là B.L hơn, se‌ּxy hơn?). Chừng nào thị trường game vẫn bị “thả nổi“ như hiện nay, chừng ấy hy vọng về một “trật tự“ cho ngành “công nghiệp giết người” này còn là chuyện viễn tưởng.
Nghiện game, không thần kinh mới là chuyện lạ!
Bác sĩ Dũng giải thích về cơ chế gây loạn thần của những con nghiện game.

Nhận định trên không phải là vô căn cứ, nếu như chúng ta tìm hiểu một chút về nguồn gốc, cơ chế phát sinh của các bệnh về thần kinh có nguyên nhân từ game.

Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Anh đã khẳng định, việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính, Internet, game... khiến trẻ em ngày nay mất đi tính sáng tạo và quên đi sự cảm thông với người khác.

Theo các chuyên gia này, việc bị cuốn hút vào các thiết bị công nghệ cao chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em ngày nay có nguy cơ mắc phải chứng tự kỷ cao hơn. Nó khiến cho trẻ ít trò chuyện, giao lưu với những người xung quanh và sống khép mình trong thế giới nhỏ hẹp của riêng mình.

Sự tác động của công nghệ hiện đại khiến cho não bộ có những thay đổi lớn, chẳng hạn như việc những chức năng não ít được sử dụng đến sẽ dần bị thui chột. Con người sẽ dần mất đi trí tưởng tượng phong phú, sự sáng tạo và những cảm xúc thông thường nếu như tiếp xúc thường xuyên với các loại máy móc, với công nghệ hiện đại.

Cộng thêm một chút thiếu quan tâm của gia đình, chắc chắn những đứa trẻ sẽ phát triển một cách lệch lạc, thiếu hoàn thiện. Thực tế đã chứng minh: Những trẻ em ham mê chơi game đến mức mụ mẫm đầu óc, hoặc bị ám ảnh bởi những hành động B.L của trò chơi... đã lên đến con số đáng báo động.

Còn theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, các bệnh nhân được đưa vào Khoa Điều trị Tâm thần nam và Nghiện chất đa số là do rối loạn hai chất dẫn truyền các xung thần kinh là serotonin và dopamine. Người nghiện game thường xuyên ở trong phòng kín quá lâu, không được tiếp xúc với môi trường, với ánh nắng mặt trời khiến cho tiết tố serotonin bị giảm, gây ra hiện tượng trầm cảm. Bên cạnh đó, việc thần kinh phải liên tục làm việc không nghỉ với cường độ cao cũng khiến lượng dopamine tăng quá cao, gây cảm giác hưng phấn cao độ (như khi người ta uống rượu) khiến cho họ khó kiểm soát được những hành vi, thái độ của mình.

Serotonin có vai trò chủ yếu trong việc điều khiển tính tình, cảm xúc, giấc ngủ, cảm giác đau và sự thèm ăn cũng như các hành vi khác. Sự cạn kiệt chất dẫn truyền serotonin khiến các tế bào thần kinh bị chết dần, người bệnh ngày càng bị trầm cảm nặng.

Dopamine cũng là một trong nhiều chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter), chuyển tín hiệu điện năng giữa các tế bào thần kinh, tới các cơ quan để tạo ra hành động. Các công việc như học hỏi, suy nghĩ, cất bước đi, giơ tay cầm đồ vật... đều do não bộ điều khiển và chất dẫn truyền thần kinh chuyển mệnh lệnh tới các bộ phận liên hệ để hành động.

Sự rối loạn giữa hai yếu tố trên chính là nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng cho các con nghiện game. Hoang tưởng là triệu chứng rối loạn về nội dung tư duy của lĩnh vực tâm thần học. Dưới cách suy nghĩ của bệnh nhân, nhiều chuyện không có thật nhưng họ lại cho là hoàn toàn đúng. Sự sai của bệnh nhân nặng nề đến mức ta không thể giải thích bằng lý lẽ hay chứng minh bằng chứng cứ được.

Quá trình hình thành hoang tưởng rất phức tạp, liên quan mật thiết với các rối loạn tâm thần khác. Hoang tưởng thường kéo dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của bệnh nhân, ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động tâm thần khác.

Ngành "công nghiệp giết người" vẫn phát triển?

Theo những con số được đưa ra trong cuộc hội thảo "Thực trạng ngành game Việt Nam và triển vọng phát triển game Việt" được Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam VINASA tổ chức cuối năm 2009 cho thấy vấn nạn game online thực sự đáng báo động.

Qua khảo sát của VINASA, Việt Nam có khoảng 2 triệu game thủ, trong đó phần lớn là học sinh, sinh viên và cán bộ văn phòng. 70% game thủ thích chơi game online, 55% game thủ chơi game từ 2-4 tiếng mỗi ngày. 60% game thủ bỏ ra mỗi tháng 70-160 nghìn đồng cho việc chơi game, 40% còn lại chi khoảng 160-300 nghìn đồng/tháng.

Các doanh nghiệp game gạo cội của Việt Nam cũng ngày càng thể hiện những khát vọng bành trướng thị trường. Ông Hoàng Trọng Hiếu - Phó giám đốc VTC Game khẳng định: Năm 2009 VTC Game đã cho ra lò 2 webgame cực "hot" là “Linh Vương” và “Vua Pháp Thuật”, đồng thời đưa về thị trường 2 game hay là Atlantica online và BoomSpeed... Về mặt kinh doanh, VTC Game tiếp tục duy trì đà tăng trưởng 300%/năm.

Ông Lê Phương Đông - Giám đốc Trung tâm Điều hành Game, FPT Online cũng vui mừng thông báo năm 2009 đánh dấu mốc thành công của FPT online khi các chỉ số kinh doanh và điều hành game đều tăng trưởng hơn 80% so với năm 2008. Không phải ngẫu nhiên mà các công ty game có mức lương thưởng cho nhân viên, người quản lý... thuộc hàng top.

Và cùng với sự phát triển ồ ạt của game online, hàng loạt những hệ lụy mà ngành công nghiệp này mang lại không thể nói là tích cực. Dẫu rằng, người ta có thể biện hộ rằng trong số 2 triệu game thủ như VINASA đưa ra, vẫn có người thành đạt trong cuộc sống. Hoặc game chỉ đơn thuần là hình thức giải trí, tốt hay xấu là do... game thủ v.v...

Tuy nhiên, theo những gì mà chúng tôi quan sát được, không chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng... mà ở hầu hết 63 tỉnh, thành trong cả nước, game nói chung và game online nói riêng đang trở thành một vấn nạn. Hầu hết các game thủ đều là giới trẻ, đa phần là học sinh, sinh viên. Họ đang vùi đầu vào game mới mức độ, cường độ ngày càng tăng. Không những thời gian dành cho việc học tập, vui chơi lành mạnh bị ảnh hưởng, mà những hậu quả tiêu cực như trộm cắp, cướp của, giết người có nguyên nhân từ game là không hề ít.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật