Mặt tối sau cuộc sống xa hoa của “Las Vegas phương Đông”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trước khoản lợi nhuận khổng lồ từ kinh doanh sòng bài, Macau dành toàn bộ đất đai để xây dựng casino và khách sạn thay vì nhà ở cho những người nghèo khó.
Mặt tối sau cuộc sống xa hoa của “Las Vegas phương Đông”
Sòng bài, khách sạn Galaxy Macau, điểm dừng chân ưa thích của du khách và khu nhà ở của người nghèo với vẻ ngoài trái ngược. Ảnh: Benjamin Hass và Bloomberg.

Macau, vùng đất được mệnh danh “Las Vegas phương Đông” là nơi giàu thứ 3 trên thế giới, với GDP bình quân đầu người cao gấp đôi Anh, vượt qua Singapore, Na Uy và Thụy Sĩ, theo số liệu từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Đây là một trong 10 điểm đến được yêu thích nhất thế giới khi đón khoảng 14 triệu du khách mỗi năm. Thế nhưng, ít ai biết rằng đằng sau vẻ hào nhoáng, lộng lẫy của những sòng bài, khách sạn tấp nập là cuộc sống khó khăn của phần đông người lao động nghèo khó.

Kinh doanh sòng bài là nguồn thu chính của Macau, đem lại 28 tỷ USD hồi năm 2016. Tuy nhiên, bên cạnh những người cực giàu, 10% dân số Macau vẫn sống trong nghèo đói và 7% trong đó phải vất vả mưu sinh qua ngày.

José Pereira Coutinho, một nhà chính trị tại Macau, cho biết: “Chính phủ không thể làm gì để giúp đỡ người nghèo vì tham nhũng tràn lan. Tất cả đất đều được dành để xây sòng bài, đáp ứng lượng khách ngày một tăng cao thay vì làm chỗ ở cho người nghèo khó”.

Auyeung Lai-sung, làm việc trong nhà bếp của khách sạn casino cao 35 tầng, MGM Macau. Hàng ngày chị phải dậy từ tờ mờ sáng để làm việc, trong khi chỉ dám ăn mì tôm để tiết kiệm tiền nuôi sống gia đình. “Tôi tự hỏi những vị khách tới dùng bữa trong nhà hàng làm gì để giàu có như vậy. Tôi có phàn nàn nhưng vô ích, tôi biết mọi thứ sẽ không bao giờ thay đổi”. Auyeung chia sẻ.

Du khách đến với Macau có lẽ không biết rằng cách khu sòng bài cao cấp, lộng lẫy như Venetian không xa là chốn dừng chân tạm bợ, chật hẹp của người nghèo. Đó là những dãy nhà bê tông xám xịt, cằn cỗi và không một chút sức sống, trái ngược với vẻ hào nhoáng của những sòng bài, khách sạn thường thấy. Nhiều người chỉ ăn một bữa một ngày, đôi khi chỉ có nước và bánh mì cho tới cuối tháng.

Ngày nay, phí sinh hoạt tăng cao đã buộc nhiều người phải rời Macau để tìm cuộc sống mới. Ông Leung Kam-hoi, lớn lên và làm công nhân xây dựng tại Macau hơn 40 năm. Dù đã 83 tuổi nhưng ông vẫn không đủ tiền mua nhà.

Bốn năm trước, ông phải lựa chọn giữa việc rời thành phố hay trở thành người vô gia cư. Hiện ông thuê một căn hộ nhỏ ở Châu Hải (Trung Quốc), thành phố giáp ranh Macau. “Tôi sống cô đơn tại đây, không có bạn bè bởi những người tôi biết đều ở lại Macau”. Ông Leung nói. “Tôi đã làm việc chăm chỉ cả đời, nhưng chưa bao giờ nghĩ Macau lại thay đổi nhanh đến vậy”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật