Trận chiến Google – Trung Quốc đã bắt đầu

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngay sau khi Google gỡ bỏ trang web google.cn với máy chủ đặt tại Trung Quốc cùng với đó là hàng loạt hoạt động chặn người dùng Trung Quốc sử dụng dịch vụ của mình, Trung Quốc đã có hành động đáp trả đầu tiên.
Trận chiến Google – Trung Quốc đã bắt đầu
Falun Gong, Pháp Luân Công – một phong trào bị cấm tại Trung Quốc, Ảnh: Anat Givon/AP
Thông tin về Google rút lui khỏi thị trường Trung Quốc đã được bàn tán khá lâu, kể từ những ngày đầu tháng 1 của năm 2010 khi mà Trung Quốc nhấn mạnh việc kiểm soát mạnh mẽ hoạt động của Internet trên thị trường trong nước mà theo Google là mục đích nhằm đến hãng này.
 

Với quyết định của mình vào đêm 23 đã chính thức khơi nguồn cho cuộc chiến của Google và Trung Quốc dai dẳng trong những tháng qua. Google đã hạ màn google.cn mà thay vào đó là người dùng khi truy cập trang web này sẽ tự động được chuyển sang địa chỉ trang web http://www.google.com.hk/ của khu tự trị Hồng Kông.

Bên cạnh đó, người dùng Trung Quốc không thể truy cập được các dịch vụ mà Google cung cấp tại thị trường nước này, tiêu biểu trong đó có Gmail và Youtube, một trong những dịch vụ có số lượng người dùng Trung Quốc sử dụng nhiều nhất.
 
Được biết, chính sách bên phía Trung Quốc đó là kiểm soát các nội dung đăng bên trong nước, kèm theo đó là một bức tường lửa tuyệt vời ngăn cản người dùng có thể đọc các tài liệu lưu trữ ở nước ngoài.
 
Với việc chuyển máy chủ sang khu tự trị Hồng Hồng Kông, Google đã không còn phải tuân thủ các quy định về kết quả kiểm duyệt bên phía Trung Quốc, nghĩa là hãng có thể thoải mái hơn trong việc cung cấp các kết quả tìm kiếm của mình đối với người dùng.
 
Đó cũng chính là lý do mà tại sao, khi người dùng iIternet tại Trung Quốc, gõ  tìm kiếm vào 2 nội dung bị cấm trước đó ở Trung Quốc là "Tiananmen student movement" và "89 student movement" ở Trung Quốc sẽ thu được các kết quả “Kết nối đã được thiết lập lại”.
 

Được biết, 2 nội dung trên nói về cuộc thảm sát tại Thiên An Môn vào năm 1989 nhằm chống lại chính quyền ngày đó. Kết quả này theo Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến giới trẻ Trung Quốc cũng như có thể gây ra một cuộc bạo động tại nước này.

Trong năm qua, công cụ kiểm duyệt nội dung tại Bắc Kinh đã tắt hàng ngàn trang web trong nước cũng như các tổ chức nước ngoài. Các nội dung truyền thông tại đây như YouTube, Twitter, Facebook cũng như các nền tảng blog khác cũng được chính phủ kiểm duyệt gắt gao. Cảnh sát Internet của Trung Quốc đã thực hiện theo cách thức phổ biến đó là blacklist tên miền và địa chỉ IP của các trang web, ví dụ như những người thuộc nhóm tổ chức ân xá quốc tế (Amnesty International). Phương pháp này được sử dụng trên rất nhiều quốc gia trên thế giới
 
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Steven Murdoch, một nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm máy tính thuộc đại học Cambridge nước Mỹ cho biết, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng phương pháp này với cách thức ngăn chặn ngày càng tăng. Ông là thành viên của dự án Tor giúp người dùng Internet có thể lướt web nặc danh, thế nhưng địa chỉ IP của dự án mà ông đang sử dụng bị chính quyền Trung Quốc phát hiện rất nhanh, cùng với đó là thao tác chặn IP của họ một cách nhanh chóng.
 

Một kỹ thuật khác mà Trung Quốc sử dụng đó chính là xây dựng một hệ thống chặn các từ khóa liên quan. Về cơ bản, hệ thống của chính phủ sẽ tìm kiếm dữ liệu trong và ngoài ngước, địa chỉ URL cũng như các từ khóa có nội dung liên quan đến một vấn đề nhạ‌y cả‌m, chẳng hạn như “falun”, một phong trào tinh thần Pháp Luân Công vốn bị cấm tại nước này. Chỉ cần truy cập vào trang web có nội dung này, người dùng sẽ bị ngắt kết nối ngay lập tức.

Khi mà Trung Quốc bắt đầu hoạt động giống như là một mạng nội bộ lớn nhất thế giới, một blogger nổi tiếng có tên Hecaitou đã ví von rằng: “Không phải Google từ bỏ Trung Quốc mà chính là Trung Quốc đã từ bỏ thế giới”. Thậm chí, người sử dụng Internet thuộc đại lục này cũng ngày càng khiếu nại nhiều hơn vấn đề họ ngày càng khó để có thể sử dụng Internet theo ý thích khi mà bức tường lửa này xuất hiện xung quanh họ. Người dùng cho rằng chính phủ không nên làm phiền những thông tin được đăng tải bằng tiếng Anh. Họ nên quan tâm một cách tốt đến ba loại trang web: những trang web có nội dung chia sẻ thông tin, những trang được trang bị các tài liệu với ngôn ngữ Trung Quốc và những trang có video.
 

(Theo Guardian)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật