Không nên nạo vét sông Thiên Đức

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trước đây, thành phố đã phải đầu tư hàng trăm triệu đồng để cải tạo dòng sông, nay lại tiến hành đợt nạo vét mới. Vậy nên, việc kè bờ sông là cần thiết để tránh dòng sông bị thu hẹp, tránh việc nạo vét nhiều lần gây lãng phí.
Không nên nạo vét sông Thiên Đức
Sông Thiên Đức mới được nạo vét lại.

Sông Thiên Đức là một con sông cổ giữ vai trò quan trọng trong một giai đoạn lịch sử thời nhà Lý thịnh trị. Đây cũng là một con sông có ảnh hưởng lớn tới thuỷ lợi ở vùng giáp ranh giữa huyện Gia Lâm và Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Nhưng con sông luôn có nguy cơ bị biến mất theo thời gian và sự ô nhiễm.

Sông Thiên Đức ngày nay chỉ còn là con sông nhỏ nhưng không lưu thông về cuối nguồn (ra sông Đuống) mà bị quốc lộ 3 chặn lại. Cùng với thời gian, con sông bị thu hẹp dần, người dân và doanh nghiệp hai bên bờ cũng xả ra sông rất nhiều chất thải. Trong khi đó, nước sông đang ngày càng quan trọng đối với người dân trồng lúa, trồng rau mầu bên bờ sông.

Ven sông, làng xóm cũng dày đặc, phải chịu cảnh ô nhiễm trong thời gian dài. Thứ nước sông đen sì, lẫn rác thải và mùi khó chịu hành hạ người dân địa phương nhiều năm liền. Con sông cũng đã từng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiến hành nạo vét, nhưng sau một thời gian, nó quay trở lại tình trạng ô nhiễm.

Báo chí từng có bài phản ánh sự ô nhiễm nghiêm trọng của con sông Thiên Đức ảnh hưởng tới dân cư xung quanh thuộc xã Yên Viên, huyện Gia Lâm và xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cuối năm 2009, Sở NN&PTNT đã triển khai kế hoạch cải tạo con sông, tiến hành nạo vét lòng sông.

Ông Đàm Ngọc Thanh, Trưởng thôn Du Ngoại, xã Mai Lâm cho biết, sau khi nạo vét sông, môi trường của khu dân cư ven bờ sông tốt hẳn lên, không còn cảnh người dân khổ sở vì mùi, rồi ốm đau, bệnh tật vì ô nhiễm. Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương cũng lo lắng, nếu chỉ tiến hành nạo vét sông thì nguy cơ ô nhiễm dòng sông trở lại là điều khó tránh khỏi.

Trước đây, thành phố đã phải đầu tư hàng trăm triệu đồng để cải tạo dòng sông, nay lại tiến hành đợt nạo vét mới. Vậy nên, việc kè bờ sông là cần thiết để tránh dòng sông bị thu hẹp, tránh việc nạo vét nhiều lần gây lãng phí. Nếu như Sở NN&PTNT đã có kế hoạch kè sông thì cần triển khai thực hiện càng sớm càng tốt.

Đây không chỉ là mong mỏi của người dân sống hai bên bờ sông Thiên Đức, mà việc cải tạo sông còn mang ý nghĩa giữ lại một con sông lịch sử được bắt nguồn từ thời Lý. Cải tạo, gìn giữ con sông này chính là hành động thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật