Muôn hình vạn trạng quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc

Nguyenduong Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
… Cô ôsin bị con trai bà chủ nhìn trộm khi tắm, sợ hãi phải bỏ việc; nữ sinh bị thầy giáo gạ “đổi tình lấy điểm”... đều được quy kết vào một hành vi là quấ‌ּy rố‌ּi tình dục.
Muôn hình vạn trạng quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc
Ảnh minh họa

Một hiện tượng tiêu cực khá phổ biến, xảy ra trong đời sống hàng ngày nhưng lại bị coi thường, các nhà tâm lý học, xã hội học ở nước ta còn chưa chú ý đúng mức và luật pháp chưa đề cập đến là quấ‌ּy rố‌ּi tình dục (QRTD). Trong thực tế, ta thường gặp dưới dạng nào, hậu quả của nó ra sao và làm thế nào để đối phó... là những vấn đề chúng ta cần tìm hiểu.



… Một cô thiếu nữ nông thôn, ra thành phố làm ôsin kiếm tiền nuôi cậu em trai đi học, bị cậu con trai bà chủ nhà nhìn trộm khi cô tắm, sợ hãi phải bỏ việc về quê.

… Cô kỹ thuật viên của đài truyền hình, thường xuyên làm đêm, cùng với mấy đồng nghiệp nam luôn miệng tía lia kể chuyện tiếu lâm bậy bạ rồi cười hô hố, không đếm xỉa đến việc cô là nữ giới, lại chưa chồng làm cô không chịu nổi, đành xin chuyển công tác.

… Em nữ sinh mới lớp mười, học yếu, thi lên thi xuống, thầy bảo đến nhà để thầy phụ đạo, rồi gạ gẫm “đổi tình lấy điểm”.

… Anh kế toán đẹp trai, mỗi khi bà giám đốc rất thành đạt đã được xã hội vinh danh, đi công tác, bắt đi tháp tùng, được bà chăm sóc quá mức khiến anh luôn luôn áy náy với cô vợ mới cưới ở nhà.

… Cậu sinh viên, nghe chuông ĐTDĐ rung, bật máy. Trên màn hình hiện ra hình ảnh một cô gái khỏa thân.
...

Những hiện tượng trên được quy kết vào một hành vi là quấ‌ּy rố‌ּi tình dục.


Hành vi quấ‌ּy rố‌ּi tình dục tại công sở

Theo định nghĩa, những hành vi, cử chỉ, cách cư xử hướng vào sự khác biệt giới tính, với ý đồ không lành mạnh (đôi khi có thể không có ý đồ nhưng vô ý thức hoặc kém hiểu biết) bằng lời nói hoặc không lời, bằng hình ảnh thị giác, bằng hành động hoặc tác động tâm lý, hoặc bất cứ hành vi nào làm tổn thương đến người khác về mặt tinh thần, tâm lý hoặc thể xác đều coi là QRTD.

Như vậy, QRTD bao gồm một phạm vi rất rộng ở những mức độ rất khác nhau, từ lời nói tục tĩu nhảm nhí kể không đúng chỗ, những cái nhìn thô lỗ, những lời bình luận về ngoại hình của người phụ nữ, những hình vẽ bậy bạ trên tường nhà vệ sinh treo biển “Ladies”, sự đụng chạm cố tình trên xe buýt hoặc trong cầu thang máy nhất là tại các vùng nhạ‌y cả‌m cho đến các hành vi tán tỉnh, gạ gẫm, sàm sỡ, đe dọa và nặng nề nhất là sự cưỡng bức, hiế‌p dâm…

Khi điện thoại di động phát triển thì nó cũng là một phương tiện mà nhiều người bị QRTD ngay trong phòng ngủ của mình bằng những tin nhắn có nội dung xấu hay một đoạn clip cảnh ái ân qua khung màn hình nhỏ bé của chiếc mobile.

Như vậy, kẻ chủ động QRTD cũng như những nạn nhân của tệ nạn này có thể không trừ một tầng lớp xã hội, lứa tuổi nào, kể cả không trừ giới tính nào.

Môi trường QRTD có thể trong gia đình, nơi làm việc, trường học và cả những nơi công cộng mà chúng tôi xin đề cập đến trong những bài viết sau.

Thông thường QRTD bị bỏ qua vì chưa gây “hậu quả nghiêm trọng”, nhiều khi được đánh giá một cách giản đơn, hời hợt là “thiếu văn hóa”, là “đồ mất dạy”, “đồ khốn nạn”… và “nạn nhân” chỉ tìm cách lảng tránh, coi như một câu chuyện xấu hổ, một nỗi mặc cảm, tự mình “kiên trì” chịu đựng để sự việc tiếp diễn. Nhiều phụ nữ bị QRTD sợ người xung quanh đàm tiếu, sợ chồng biết sẽ đánh ghen, dễ khiến cho họ rơi vào tình trạng chấp nhận im lặng, cam chịu… Những bậc mày râu bị QRTD lại thường sĩ diện, hoặc cho rằng chỉ là “đùa nhả” nên càng không để ý. Những em ở tuổi vị thành niên do thiếu hiểu biết nên hậu quả càng nghiêm trọng. Và luật pháp nhiều nước (trong đó có Việt Nam) vẫn chưa coi QRTD là chuyện phạm pháp để luật hóa nên chưa chấp nhận các vụ kiện tụng liên quan đến QRTD và khởi tố…

Và như vậy, chúng ta đã tạo điều kiện để QRTD tồn tại và có cơ hội phát triển.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật