Lời giải xác đáng cho bài toán game online thuần Việt

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lâu nay những trò chơi trực tuyến “cây nhà lá vườn“ vẫn phải đón nhận những dư luận không tốt từ phía cộng đồng, nguyên nhân vì đâu và làm sao để chấm dứt hiện tượng này?
Lời giải xác đáng cho bài toán game online thuần Việt
Dù không xuất sắc gì, nhưng còn lâu sản phẩm thuần Việt mới bằng được Kiếm Thế.
Với mục tiêu chính là đưa Việt Nam từ một nước "dùng game" chuyển sang một nước ít nhất có thể "tự cung tự cấp" hoặc thậm chí trở thành một quốc gia xuất khẩu game, các trò chơi trực tuyến thuần Việt đầu tiên đang lần lượt được ra mắt game thủ.
Thế nhưng, ngược với kỳ vọng của các NPH, game thủ đang không mấy hứng thú với các sản phẩm "made in Việt Nam". Vậy đâu ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này?
Đi tìm nguyên nhân "tẩy chay"

Có vẻ sẽ thừa thãi nếu như nói thêm về nguyên nhân game online thuần Việt chưa thu hút được nhiều game thủ trung thành như những "người anh em" đến từ quốc gia láng giềng Trung Quốc. Thật khập khiễng nếu so sánh một nền công nghiệp sản xuất game online lớn bậc nhất thế giới với nền công nghiệp game non trẻ của nước ta.

Hơn nữa, ngay cả điểm độc đáo nhất mà các game online thuần Việt có được là cốt truyện cũng không hẳn vượt trội hơn những "người anh" phương Bắc. Tuy lịch sử Việt Nam không thiếu những sự kiện, nhân vật hay địa danh độc đáo nhưng thật khó để có thể vượt qua hệ thống lịch sử đồ sộ của Trung Quốc và các bộ truyện Kiếm hiệp danh tiếng của quốc gia này.
Hơn nữa, khi sử dụng các chi tiết trong lịch sử Việt Nam, NPH trong nước còn phải rất cẩn thận để tránh những yếu tố nhạ‌y cả‌m. Đó cũng là một bài toán khó dành cho đội ngũ thiết kế trò chơi.

Giới trẻ ngày càng thích sử Trung Quốc hơn sử Việt.

Đâu là lời giải?
Cái nhìn đầu tiên bao giờ cũng rất quan trọng và điều này càng đúng với một game online. Game thủ khi lựa chọn trò chơi chắc chắn yếu tố đồ họa sẽ là một trong những yếu tố đầu tiên quyết định họ có gắn bó lâu dài hay không.
Có người cho rằng, game thủ Việt không "khoái" game có đồ họa đẹp vì các sản phẩm 3D đồ họa lung linh đã thất bại trong khi các sản phẩm 2D lại làm nên những cơn sốt thực sự. Nhưng ngẫm lại, điều này là chưa đúng khi vẻ đẹp của game 2D luôn có sự khác biệt lớn so với các đối thủ.
Hãy chú ý khâu đồ họa hơn nữa.
Cụ thể, hãy thử tưởng tượng nếu phải chọn lựa giữa 2 game mà bạn mới chỉ biết "sơ sơ" là Kiếm Thế (sản phẩm ngoại) và Thuận Thiên Kiếm thì với cái nhìn đầu tiên bạn sẽ chọn game nào? Hẳn đa phần game thủ đều nghiêng về phương án đầu tiên do đồ họa lung linh hơn. Vậy, điểm đầu tiên và có thể làm được của chúng ta chính là chú trọng hơn về khâu thiết kế.
Yếu tố tiếp theo cần thay đổi chính là cần tạo nút thắt trong lối chơi cũng như cốt truyện sao cho thật hấp dẫn. Game online Việt xuất phát sau nên việc đi lại còn đường của game online Trung Quốc sẽ khiến chúng ta không bao giờ bắt kịp đối thủ.

Nếu chỉ sao chép, sẽ rất khó thành công.
"MMORPG Tàu" thành công với lối chơi đậm chất cày kéo nhưng nếu game Việt làm lại theo phong cách này thì chắc chắn sẽ khó thu hút khách hàng bởi còn lâu chúng ta mới vượt qua được người láng giềng khổng lồ này về việc làm game. Hơn nữa, không phải game thủ nào cũng nhớ đến một sản phẩm có cùng lối chơi nhưng lại thua sút trên tất cả các phương diện khác.
Event chính là mấu chốt, là lợi thế của game online thuần Việt do các sản phẩm nhập ngoại. Nếu như một sản phẩm nhập ngoại muốn làm một event phải thông qua đối tác thì đối với các sản phẩm thuần Việt chúng ta có thể "tự cung tự cấp" nên khâu làm event sẽ đơn giản hơn. Hãy tận dụng điều này để tạo ra sự hứng thú cho game thủ.
Có thể sửa chữa dễ dàng là ưu thế của game thuần Việt.
Hãy quên đi cái mác thuần Việt!
Nghe tưởng như vô lý nhưng đây lại chính là lời giải chính xác nhất cho bài toán khó này. Chắc hẳn, nhiều người sẽ phản đối rằng vậy thì làm game Việt để làm gì? Thế nhưng sự thật không phải như vậy, tâm lý "gà nhà" sẽ tạo nhiều khó khăn cho đội ngũ phát triển và vận hành game vì đối tượng họ hướng tới chỉ là thị trường trong nước.
Thêm vào đó, cái mác thuần Việt đôi khi được sử dụng để làm lý do cho những điểm yếu của game. Đây không phải là một cách làm hay vì dân trong nghề có thể cảm thông, nhưng khách hàng thì "đồ nào tốt" họ sẽ dùng.
Nếu như các mặt hàng nội địa khác luôn có một lợi thế lớn so với "hàng ngoại" là vấn đề giá cả thì game online lại không có được lợi thế này. Thậm chí, chi phí để làm một game online thuần Việt lớn gấp nhiều lần so với việc mua và phát hành một "game tàu".
Hãy làm game chứ đừng làm game thuần Việt.
Và một sự thật là gamer chọn game vì chất lượng game và sở thích chứ hoàn toàn không quan tâm đến xuất xứ của nó. Có chăng chỉ là nếu hai sản phẩm chất lượng tương đương thì game thuần Việt sẽ được "ưu ái" hơn chút ít.
Để thành công, các NPH  game Việt Nam cần phải tâm niệm rằng mình đang làm game chứ không phải game thuần Việt, sản phẩm mình làm ra phải có chất lượng cao nhất có thể chứ không thể mãi tâm lý rằng "mình là hàng nội, mình sẽ được ưu tiên hơn". Đây chính là mấu chốt để game online Việt sánh vai cùng các quốc gia sản xuất game lớn trên thế giới.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật