Cùng khắc phục hậu quả “chiến tranh Việt Nam“

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 12-3 vừa qua, tại trụ sở Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, một đoàn cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam đã trao cho phía Việt Nam các thông tin, tài liệu liên quan đến hàng chục trường hợp bộ đội ta hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Cùng khắc phục hậu quả “chiến tranh Việt Nam“
Cựu binh Mỹ Đê-vin (bên phải) trao tài liệu về các trường hợp bộ đội Việt Nam hy sinh trên chiến trường cho ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ

Họ còn mang theo những kỷ vật chiến trường, trong đó có chiếc mũ cối cũ sờn, đã ngả màu thời gian với hy vọng sẽ trao được cho người thân của người lính Việt Nam đã hy sinh. Ông Giách Gê-ran Đê-vin, Phó chủ tịch toàn quốc Tổ chức “Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam” (VVA), Trưởng đoàn, bày tỏ hy vọng qua mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với VVA trong lĩnh vực này sẽ góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ Việt-Mỹ.

Ông Ga-ri Pan-mơ Giôn, Chủ nhiệm “Ủy ban toàn quốc về tù binh và người mất tích” (Ủy ban POW/MIA) của VVA, chia sẻ rằng, lúc đầu họ làm công việc cung cấp thông tin liên quan tới hậu quả cuộc chiến này chỉ là để xóa đi sự ám ảnh của chiến tranh, phần nào vì trách nhiệm, tìm sự thanh thản trong tâm hồn. Sau càng làm, càng thấy đây là vấn đề nhân đạo, ứng xử đạo lý giữa con người. “Sau bao nhiêu năm, nó đã trở thành vấn đề tâm linh, nhu cầu tinh thần của chúng tôi”, ông Giôn nhấn mạnh. Khi công việc của chúng tôi đem lại nhiều hiệu quả thì sự lan tỏa càng lớn. Có nhiều người Mỹ trước đây không bao giờ muốn nói tới cuộc chiến, không bao giờ trao đổi về vấn đề này thì giờ đã ngồi xuống chia sẻ những thông tin, chia sẻ những kỷ vật chiến trường, từ đó giúp ích nhiều cho công việc của chúng tôi. Ông Giôn hứa sẽ tiếp tục công việc này, làm nhiều hơn nữa và nhanh hơn nữa.

Từ năm 1994 đến nay, VVA đã cử 22 đoàn của Chương trình “Sáng kiến cựu chiến binh” sang thăm Việt Nam, chuyển giao cho phía ta thông tin liên quan đến khoảng gần 9.700 trường hợp bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích trong chiến đấu, giúp Việt Nam tìm kiếm, quy tập hài cốt của gần 1.000 liệt sĩ.

Tại VVA có nhiều cựu binh tích cực hoạt động thúc đẩy mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Một trong số đó là ông Uy-li-am Điu-cơ, Giám đốc “Chương trình Sáng kiến cựu chiến binh” của VVA, cũng có mặt trong đoàn, cùng với các thành viên khác đã đứng ra thành lập một tổ chức độc lập với VVA có tên gọi “Sáng kiến hòa bình cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam-VVPI”. VVPI đã có một số dự án nhân đạo tại Việt Nam, như vận động tài trợ tiền xây dựng Trạm xá xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) và tiếp tục đỡ đầu, cung cấp trang thiết bị cho cơ sở này. VVPI dự kiến sẽ vận động cho sáng kiến cử đoàn thiếu niên và học sinh Mỹ thăm Việt Nam nhằm tìm hiểu lịch sử, văn hóa và công cuộc Đổi mới ở Việt Nam kết hợp giáo dục thế hệ trẻ Mỹ về hòa bình.

Chia sẻ nỗi đau chiến tranh qua web

Các thành viên trong đoàn cựu binh Mỹ tới Việt Nam lần này đều là nạn nhân của chiến tranh với các thương tật trên người, có người còn mang trên mình di chứng của chất độc da cam. Thậm chí có người còn không dám sinh con như ông Ga-ri Pan-mơ Giôn, nạn nhân trực tiếp của chất độc da cam. Ông Đê-vin thừa nhận bản thân cũng là người trong cuộc, nhiều bạn bè đã chết vì chất độc da cam, nhiều người không dám có con. Ông Đê-vin khẳng định: “Đó không chỉ là nỗi đau của người Việt Nam mà cả của chúng tôi nữa”. Ông cho biết, trước hai bên mới chỉ hợp tác về vấn đề này trên khía cạnh “giữa người lính với người lính”, mà chưa lôi kéo được sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính trị để giải quyết vấn đề này tốt hơn nên kết quả còn hạn chế.  

Ông Uy-li-am Điu-cơ cho biết, vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam kiện các công ty hóa chất Mỹ mặc dù chưa đạt kết quả và có nhiều khó khăn, song đã góp phần làm cho nhân dân Mỹ hiểu biết hơn về vấn đề này. VVA ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam để đòi công lý và yêu cầu sự bồi thường cho các nạn nhân. Ông Điu-cơ cho rằng, phải làm sao tìm cách giải quyết vấn đề này ngoài tòa án. Điều này cần có sự đồng thuận rất lớn. Ông nói: “Ở bên Mỹ chúng tôi sẽ cung cấp thông tin, làm “tai mắt” cho các bạn về vấn đề này”, đồng khởi khẳng định VVA sẽ hợp tác hơn nữa với phía Việt Nam.

Đáng chú ý là ông Đê-vin cho biết sẽ thực hiện sáng kiến cho phép các cựu binh Mỹ và cựu chiến binh Việt Nam có con bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cũng như gia đình họ có thể trao đổi thông tin với nhau, cùng chia sẻ những nỗi đau chiến tranh, những khó khăn trong cuộc sống, câu chuyện về gia đình… trên trang web của VVA tại địa chỉ . Một bài của cựu binh Mỹ sẽ được đáp lại bằng một bài của cựu chiến binh Việt Nam và ngược lại. Tất cả những trao đổi này sẽ được đưa lên trang web. Ông Đê-vin tin rằng việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công chúng Mỹ.

Ông Đê-vin cho biết, một trong những lý do ông tham gia vào VVA chính là vì vấn đề chất độc da cam. Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ông làm việc với vai trò một người làm phim cho quân đội Mỹ tại sân bay Cam Ranh nên biết rất rõ quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc da cam như thế nào và ảnh hưởng ra sao. Khi về Mỹ, ông đã chứng kiến các cựu binh Mỹ bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Ông nói: “Những người đi rải chất độc còn bị như vậy thì những người bị rải còn bị ảnh hưởng tới đâu”. Ông khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành với các nạn nhân Việt Nam trong vấn đề này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật