Nhận định về bức tranh dầu khí toàn cầu năm 2017

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC là một quyết định lịch sử, tác động nhiều đến giá cả và cung cầu nhiên liệu này. Tuy nhiên, chúng ta đợi xem trong cuộc họp sắp tới vào ngày 25 tháng 3/2017, OPEC liệu có gia hạn thỏa thuận này không.
Nhận định về bức tranh dầu khí toàn cầu năm 2017
Ảnh minh họa

Giá dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên đã tăng trở lại trong vài tháng cuối năm 2016. Cả hai loại hàng hóa này gặp khó khăn lúc khởi đầu của năm 2016, giá dầu chạm dưới $ 27/thùng (pb) và khí đốt giảm xuống tới US$ 1,57/ triệu BTU, đây là mức thấp trong 18 năm qua.

Ngày 30/11/2016, tại thủ đô Vienna, nước Áo, sau khi OPEC lần đầu tiên trong 8 năm qua nhất trí cắt giảm sản lượng, giá dầu tăng lên đến US$ 52,83/thùng, đây là mức cao trong 17 tháng qua.

Còn khí đốt thiên nhiên, giá cũng tăng quay trở lại trong tháng 12/2016, khi giá tại chỗ Henry Hub tăng lên tới US$ 3,72/ triệu BTU, đây là mức cao trong 2 năm qua, do thời tiết lạnh.

Hãng tin Energy Information Agency cũng đã dự báo, giá dầu thô Brent đạt giá trung bình US$43 pb trong 2016, nhưng sẽ tăng lên US$52 pb trong 2017. Giá khí tại chỗ Henry Hub được ước tính tăng từ giá bình quân US$2,49 trong 2016 lên US$3,27 trong 2017.

NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN DẦU-KHÍ NĂM 2017

1. Cắt giảm sản lượng: Công việc của OPEC

Sau nhiều tháng thảo luận, OPEC đạt được một thỏa thuận cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong 8 năm qua. Sản lượng sẽ giảm đi 1,2 triệu thùng bắt đầu từ năm 2017 này. Ngoài ra, 11 nước không phải là thành viên OPEC, trong đó có Nga, cam kết giảm sản lượng của mình khoảng 558.000 thùng mỗi ngày trong 6 tháng đầu năm 2017, riêng Nga giảm 300.000 thùng mỗi ngày.

Nhưng số liệu về sản lượng dầu thô mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA) cho thấy, sản lượng của Mỹ tăng thêm 9.000 thùng/ngày, đạt 8,7 triệu thùng trong tuần cuối tháng 11, 2016.

Đối với khí đốt thiên nhiên, EIA dự báo, sản lượng bình quân là 77,5 tỷ mét khối/ngày (Bcf/d) trong năm 2016, giảm 1,3 Bcf/d so với mức của năm 2015, đây là sự suy giảm sản lượng hàng năm đầu tiên từ năm 2005. Năm 2017, dự báo sản lượng tăng thêm trung bình là 2,5 Bcf/d so với năm 2016.

Nhưng sản lượng có thể tăng lên, vì các chính sách không mấy chắc chắn của Tổng thống Trump và có thể đe dọa đến quyền lực điều hành giá dầu của OPEC. Iran, nước miễn trừ khỏi cam kết của OPEC, có thể tăng sản lượng, đang nỗ lực chống đỡ cung ứng quá nhiều trên toàn cầu. Ngoài ra, có thể phải mất thời gian lâu hơn để làm giảm lượng dầu thô và các sản phẩm lọc dầu đang lưu giữ trong các kho bãi.

“Bất kỳ tăng sản lượng dầu ở Mỹ đều có thể tác động đến lợi nhuận từ giá khí đốt thiên nhiên, vì nó có thể làm tăng sản lượng khí đồng hành, mà khí đồng hành này chiếm khoảng 20 % lượng cung cấp (ở Mỹ)”, Michael Roomberg-người giúp quản lý $7,5 tỷ ở Miller Howard Investments Inc. New York, nói.

“Vì những lý do hợp đồng và vận tải, chúng ta có thể nhìn thấy là cắt giảm sản lượng diễn ra một cách trơn chu. Qui định cho 6 tháng và chúng ta cần phải cho phép thời gian để thực hiện trước khi đánh giá lại viễn cảnh thị trường của chúng ta. Thành công nghĩa là củng cố giá cả sự ổn định, doanh thu đối với các công ty khai thác sau 2 năm khó khăn; thất bại làm rủi ro sự khởi đầu một năm thứ tư xây dựng lưu trữ và sự đáo trở lại có thể của giá thấp hơn”, IEA nói thêm.

“Trong khi chúng ta ý thức được rằng biên bản bàn giao của OPEC về cắt giảm sản lượng đã từng dựa trên một cơ sở thuần túy, chúng ta hy vọng việc này thắt chặt thị trường dầu thô”, Scott Darling, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu dầu khí Asia-Pacific của JP Morgan, nói.

Nhưng Michael Tran, nhà chiến lược hàng hóa của RBC Capital Markets có trụ sở ở New York, nói với Bloomberg: “Xét về thỏa thuận của OPEC, chúng ta luôn mong đợi Saudis và OPEC gắn bó trong thỏa thuận. Cam kết sẽ là rất cao.”

IEA cũng nâng mức dự báo của mình cho nhu cầu dầu mỏ toàn cầu cho năm 2016 và 2017. IEA dự báo tăng thêm 1,4 triệu bpd năm 2016 và 1,3 triệu bpd cho năm 2017.

“Các lực lượng thị trường làm cho cung và cầu gần nhau để nhằm cân bằng đã có. Việc cắt giảm nhằm thúc đẩy quá trình tái cân bằng và đặc biệt làm giảm lượng tồn kho treo lơ lửng,” Gordon Gray, người đứng đầu cơ quan ngiên cứu vốn chủ sở hữu dầu khí tai HSBC nói.

Các nhà phân tích của Công ty Sanford C. Bernstein & Co. LLC nhận định, nhiều suy giảm có thể xẩy ra ngay cả không có thỏa thuận OPEC này, hoặc là bởi suy giảm theo mùa về nhu cầu hoặc năng suất suy giảm.

Các nhà phân tích tin là các nước thành viên và không phải thành viên OPEC theo đuổi được khoảng 70% mục tiêu đề ra, và sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng với một tỷ lệ hợp lý là 500.000 bpd trong 2017.

“Điều này sẽ không đủ để bù lại sự suy giảm về sản lượng của OPEC và không phải là OPEC cộng thêm 1,2 triệu bpd nhu cầu tăng lên,” các nhà phân tích nói trong một báo cáo.

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Trump, đã đưa vấn đề năng lượng thành một phần tâm điểm của chương trình của mình, và hứa có một cuộc cách mạng năng lượng. Nhưng cách mạng năng lượng sẽ chỉ xẩy ra nếu có một sự hồi sinh trong khai thác của Mỹ, dựa trên cơ sở giá dầu cao hơn.

Cái không chắc chắn của những đề xuất từ ông Trump và thực hiện các chính sách có thể không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến cung ứng dầu. Đồng đô la tăng lên cao so với nhiều năm qua sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, góp phần thúc đẩy mong muốn mở rộng nền kinh tế. Đồng đô la Mỹ tăng gây áp lực nhu cầu dầu thô thanh toán bằng đô la, khiến cho người mua phải trả giá đắt hơn đối với người sử dụng ngoại tệ khác. Carl Larry, giám đốc dầu khí của công ty Frost & Sullivan, nói: “Bất kỳ loại đô la mạnh hơn nào đều gây áp lực lên thị trường này.”

Để làm cho đồng đô la tăng hơn nữa, tháng 12/2016, Cục Dự trữ liên bang thông báo sẽ tăng lãi suất lên 25 điểm cơ sở cho lần thứ 2 trong một thập kỷ. Kết quả là, đô la đạt một đỉnh điểm cao trong 14 năm. Ước tính 3 lần tăng lãi suất có thể diễn ra trong năm 2017 sẽ tác động đến giá dầu khi đồng đô la Mỹ tăng giá trị.

2. Những điều không chắc chắn

Chính sách của ông Trump

Ông Trump đã đưa năng lượng thành một phần trung tâm của chương trình tranh cử tổng thống của mình, Trump hứa đem đến một cuộc cách mạng năng lượng, kỳ vọng ngành công nghiệp khí đốt thiên nhiên và dầu có thể tạo ra 400.000 chỗ làm việc mỗi năm. Ông Trump khuyến nghị chấm dứt những qui định về năng lượng và nói rằng những qui định này làm thương tổn đến phát triển kinh tế Mỹ.

“Tôi sẽ hủy những hạn chế trong các qui định đang hủy bỏ công ăn việc làm trong ngành sản xuất năng lượng ở Mỹ, trong đó có năng lượng đá phiến và than sạch, tạo ra hàng triệu chỗ làm việc trả lương cao,” ông Trump nói.

Ông Trump tiến cử Scott Pruitt là người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), Scott Pruitt, lý biện rằng tăng trưởng và qui định về cơ bản là kỳ quặc. “Người Mỹ mệt mỏi phải nhìn thấy hàng tỷ đô la được rút ra từ nền kinh tế bởi những qui định không cần thiết của EPA,” ông này nói.

Một bản ghi nhớ mới đây từ đội ngũ chuyển giao năng lượng của Trump nói rằng chính sách do ông Trump đề xuất có thể làm tăng khai thác ở Chukchi và Beaufort Seas, cũng như miền trung và miền nam Atlantic. Nhưng, Tổng thống Barack Obama đã cấm khoan khai thác dầu và khí mới ở các vùng biển liên bang ở Atlantic và Bắc Băng Dương để đối phó với thay đổi khí hậu. Đã có một số bang ở Mỹ, như New York, đã cấm khai thác dầu đá phiến bằng công nghệ nứt gẫy thủy lực, bởi công nghệ này có thể tác động lớn đến môi trường-nhất là nước ngầm.

Giám đốc phần Thượng nguồn của viện Dầu mỏ Mỹ (API), Erik Milito, nói: “Chúng ta hy vọng chính quyền mới sẽ đảo ngược quyết định này vì quốc gia cần một chiến lược chắc chắn để phát triển năng lượng trong đất liền và ngoài khơi.”

Trump hứa mở rộng thăm khai thác dầu khí ngoài khơi, đã đưa ra những câu hỏi về cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu cho nhóm chuyển giao của ông, bởi ngay một số người cũng từ chối hoặc nghi ngờ việc trái đất nóng lên là do hoạt động của con người.

Trong một động thái lo ngại đối với những nhóm môi trường, Trump chỉ định Rick Perry-người có quan hệ chặt chẽ với ngành công nghiệp dầu khí-đứng đầu Bộ Năng lượng. Perry, một người hoài nghi về thay đổi khí hậu, sẽ chịu trách nhiệm đối với chính sách năng lượng Mỹ và sẽ giám sát chương trình vũ khí hạt nhân của quốc gia, nếu ông này được Thượng viện phê chuẩn.

Bank of America Merrill Lynch’s, tổ chức hàng đầu nghiên cứu Xuất sứ và Hàng hóa toàn cầu, nói với CNBC: “Như thế giờ đây OPEC phải đương đầu với một mối đe dọa giá tăng từ việc cung ứng càng nhiều hơn từ Mỹ với giá lại thấp hơn, bởi vì các rào cản về qui định ở Mỹ sẽ bớt đi”.

Với những biến động chưa từng có, bất ngờ nối tiếp bất ngờ, thị trường tài chính thế giới năm 2016 ghi nhận cơ hội lịch sử để đồng USD của Mỹ tăng giá bứt phá lên mức ngang bằng với đồng Euro. Đây là một yếu tố khác, đồng đô la đạt đỉnh cao từ nhiều năm sau khi bầu cử tổng thống ở Mỹ, bởi nền kinh tế có thể được mở rộng trong vài tháng tới. Đồng đô la Mỹ mạnh gây áp lực lên nhu cầu đối với dầu thô được bán bằng đô la, khai thác dầu với giá cao hơn cho người mua sử dụng các ngoại tệ khác.

Thời tiết

Thời tiết, đặc biệt thời tiết mùa đông, thật khó mà dự báo và có thể có một ảnh hưởng lớn đến nhu cầu khí đốt thiên nhiên, bởi vì phần lớn khí là dùng để sưởi nóng. Tuy nhiên, khí đốt được xếp vào hàng thứ đệm thay thế than và dầu mỏ bởi vì nó là nguồn năng lượng rẻ, tin cậy và ít ô nhiễm hơn.

Ngoài ra, dự báo thời tiết lạnh hơn trong mùa đông qua củng cố thêm độ tin cậy dự báo của EIA về tăng trưởng tiêu thụ khí đố trong sản xuất công nghiệp, thương mại và trong gia đình lên tới 13% từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017. Nhưng các nhà phân tích tại Ngân hàng Citi cảnh báo rằng, thời tiết vào đầu mùa đông không phải lúc nào cũng là một tín hiệu suy diễn cho các tháng đến. “Chúng ta phản đối việc suy diễn quá xa điều kiện thời tiết hiện nay cho tương lai”, Ngân hàng này nói trong một báo cáo.

TRIỂN VỌNG KHÍ ĐỐT THIÊN NHIÊN

Giá khí là một trong những hàng hóa vận hành tốt nhất trong năm 2016. Giá khí phục hồi trở lại sau khi dớt xuống mức thấp 18 năm trong quý 1/2016. Trong tháng 11/2016, giá khí tăng bởi điều kiện thời tiết lạnh hơn, và thị trường hình như chuyển động hướng tới thiếu hụt.

Từ khi chạm giá thấp của năm trong tháng 3/20016 là US$1,57/triệu BTU, giá khí đã tăng 121%. Trong tháng 11/2016, tiêu thụ khí đốt trong nước Mỹ tăng lên do dự báo thời tiết lạnh, cùng với việc xuất khẩu nhiều hơn qua đường ống sang Mexico và xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng và báo cáo kiểm kê tồn khí đốt lớn ở Mỹ, sẽ làm cho giá tại chỗ khí thiên nhiên Henry Hub tăng từ mức bình quân US$ 2,49/triệu BTU trong năm 2016 lên US$ 3,27/triệu BTU trong năm 2017.

Thị trường tiếp tục bị xiết chặt, sản lượng sẽ bị cắt giảm từ Thỏa thuận của OPEC, hy vọng nhu cầu tăng để thay thế cho các nguồn năng lượng khác, tình hình này có thể dẫn đến một sự thâm thụt khí đốt trong năm 2017. Ngoài ra, Energy Information Administration dự báo giá tại chỗ khí thiên nhiên Henry Hub sẽ tăng từ bình quân US$ 2,49/triệu BTU trong năm 2016 lên US$ 3,27/triệu BTU trong năm 2017.

Việc mất cân đối giữa cung và cầu được dự báo, hầu hết các nhà phân tích tin là sự cân bằng sẽ đạt được trong năm 2017 khi nhu cầu tăng vững chắc, cả ở Mỹ lẫn toàn cầu, và cũng mong các nước tuân thủ cắt giảm sản lượng như OPEC yêu cầu.

EIA đã đưa ra dự báo sản lượng bình quân 77,5 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) trong 2016, giảm 1,3 Bcf/d so với mức 2015, đây là sự suy giảm sản lượng hàng năm từ năm 2005. Trong 2017, dự báo khai thác khí thiên nhiên tăng bình quân lên thêm là 2,5 Bcf/d so với mức 2016.

EIA báo cáo là khí thiên nhiên tồn trong lưu giữ là 147 Bcf, như vậy đã giảm đi 3, 806 Bcf, và thấp hơn so với năm trước là 50 Bcf, và chính thức chấm dứt sự dư thừa năm này qua năm khác. Đây cũng một phần do số ngày đốt sưởi (HDD) giảm 21 % so với năm bình thường trong mùa lạnh này.

TRIỂN VỌNG DẦU MỎ

Liệu Thỏa thuận của OPEC về cắt giảm có được tuân thủ?

Giá dầu lao xuống vào đầu năm 2016, đạt mức thấp gần 27 USD/thùng. Vào cuối năm 2016, hy vọng một sự đảo chiều khi mọi con mắt đổ dồn vào OPEC và các cuộc thảo luận của tổ chức này về cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong suốt 8 năm qua.

EIA đã dự báo, vào cuối năm 2015, rằng thị trường dầu mỏ vẫn là vấn đề quan trọng trong số những điều không mấy chắc chắn trên thế giới và có thể tiếp tục trải qua thời kỳ biến động đạt mức cao, do vậy nó phải hướng tới cân bằng.

EIA cũng báo cáo rằng sản lượng dầu thô Mỹ đạt mức bình quân 9,4 triệu thùng/ngày trong năm 2015, và sẽ đạt mức bình quân 8,9 triệu bpd trong năm 2016 và 8,8 triệu bpd trong năm 2017.

Mọi sự thay đổi vào cuối tháng 12/2016, khi OPEC cuối cùng cũng đã nhất trí cắt giảm sản lượng của mỗi nước khoảng 1,2 triệu thùng/ngày bắt đầu trong tháng 1/2017. Ngoài ra, nhiều nước không phải là thành viên của OPEC, trong đó có Nga, cam kết cũng cắt giảm sản lượng của mình khoảng 560.000 thùng/ngày cho 6 tháng đầu năm 2017.

Sau thông tin trên, giá tăng lên và ảnh hưởng ngay tức thì đến thị trường. Giá dầu chuẩn tăng thêm 10% ở New York, giá cổ phiếu của các công ty năng lượng trên thế giới cũng tăng vọt. Vụ việc này sẽ làm giảm lượng dầu lưu giữ trong kho toàn cầu, làm xiết chặt việc cung cấp và đẩy giá dầu trong vài tháng đầu năm 2017.

Nhưng điều gì sẽ xẩy ra?

Sau thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC, giá cả đạt tới đỉnh cao trong suốt 17 tháng qua. Kết quả là, năm 2016 là năm đầu tiên thu được lợi nhuận khi giá dầu Brent tăng kể từ năm 2012.

EIA dự báo giá dầu thô Brent đạt mức bình quân 43 USD pb trong năm 2016 nhưng sẽ tăng tới 52 USD pb trong năm 2017. EIA cũng dự báo giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) có thể đạt bình quân thấp hơn 1 USD pb so với giá dầu Brent trong năm 2017.

Giá dầu thô thấp hơn ở Mỹ khiến cho giá xăng bán lẻ ở Mỹ trong tháng 11, 2016 đạt bình quân 2,18 USD/gallon, giảm 7 cents/gallon so với mức tháng 10, 2016. EIA dự báo giá xăng sẽ giảm xuống còn 2,10 USD/gallon trong tháng 1/2017. Giá xăng bán lẻ đã được dự đoán là 2,14 USD/gallon trong năm 2016 và 2,30 USD/gallon trong năm 2017.

Công ty tài chính Goldman Sachs kỳ vọng rằng chỉ với 84% tuân thủ cắt giảm cũng đã làm cho giá dầu tăng trong quý 2/2017.

“Vượt ra ngoài 6 tháng đầu năm 2017, chúng tôi hy vọng rằng thị trường toàn cầu sẽ vẫn còn ở mức cân đối, giá dầu Brent nằm trong phạm vi 55 USD pb và 60 USD pb, dự báo này dựa trên sản lượng cao hơn từ các công ty khai thác có chi phí thấp, cung ứng từ dầu đá phiến cũng cao hơn và tiếp tục hoàn thiện các dự án kế thừa,” các nhà phân tích nói.

Tương tự, công ty tài chính JPMorgan Chase & Co. dự báo giá dầu thô Brent và WTI tăng trong năm 2017 sau khi OPEC đã được thỏa thuận. Nhưng các nhà phân tích của ngân hàng ANZ Research cho rằng, việc tăng giá dầu quốc tế chạm mức khoảng 60 USD/thùng trong đầu 2017, nói là: “Có một rủi ro thực sự là giá dầu thô cao hơn có thể kích hoạt nhiều dầu đá phiến hơn vốn đang nằm ngủ.”

Giám đốc Nghiên cứu của công ty tài chính Wood Mackenzie, Angus Rodger, nói: “Nếu chúng ta ở mức 55 USD pb, các công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới lại bắt đầu hái ra tiền. Nếu chúng ta quay lại mức 50 USD [hoặc thấp hơn] trong năm 2017… rồi thì các công ty đó lâm vào vùng đất xấu và quay lại kiểu sống sót nơi mà các công ty đã dừng ở đó trong 2 năm qua…”

CÁC NHÀ ĐẦU TƯ KIỀM CHẾ

Trong năm 2017, các nhà đầu tư cần biết quyết định phát triển của mình như thế nào trong năm và trong vài tháng tới. OPEC đạt được sự một thỏa thuận lịch sử, lại được sự ủng hộ của các nước không phải là thành viên OPEC, nhưng vẫn còn những nghi ngại liệu tất cả các nước sẽ có tuân thủ với các mục tiêu đề ra.

Các chính sách của ông Trump vẫn không mấy chắc chắn, và đồng Đô la Mỹ mạnh có thể đẩy giá dầu cao hơn là mong đợi và cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ và khí đốt. Các nhà phân tích và ngân hàng vẫn dự đoán là giá dầu sẽ tăng trong 2017, và rồi một sự quay trở lại từ cung ứng quá nhiều dẫn đến thâm thủng trong thị trường khí thiên nhiên là điều có thể.

Hình như thị trường khí thiên nhiên bị bao phủ bởi những yếu tố không chắc chắn. Những điều kiện thời tiết không thể dự báo được, cái gì sẽ xẩy ra khi Trump bước vào Nhà trắng và việc cắt giảm sản lượng của OPEC mà việc này sẽ làm tăng khả năng cung cấp ở Mỹ, đó là tất cả những yếu tố làm ảnh hưởng đến dầu khí. Các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này luôn theo dõi xem những yếu tố này phát triển như thế nào, vì một sự đảo chiều nhanh từ cung quá nhiều sang thâm thủng là điều có thể trong thị trường khí thiên nhiên.

OPEC đạt được một thỏa thuận vượt qua được sự không đồng thuận giữa các nước thành viên và các nước không thành viên OPEC. Nhưng vẫn còn nghi ngờ liệu các nước có cam kết thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Năm 2017, ông Trump có thể đe dọa đến thẩm quyền của OPEC trong việc định ra giá dầu mỏ, và đồng Đô la Mỹ mạnh hơn có thể đẩy giá dầu cao hơn là mong đợi.

Các nhà đầu tư cần bám sát các cuộc họp tiếp theo của OPEC và việc tuân thủ cắt giảm sản lượng cũng như là nhiều chính sách của ông Trump sẽ được thực hiện cuối cùng như thế nào, mặc dù vài việc bổ nhiệm quan chức đã gây ra những tranh cãi đủ để đem đến cái không chắc chắn cho thị trường dầu mỏ và các ngành khác.

Quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC là một quyết định lịch sử, tác động nhiều đến giá cả và cung cầu nhiên liệu này. Tuy nhiên, chúng ta đợi xem trong cuộc họp sắp tới vào ngày 25/3/2017, OPEC liệu có gia hạn thỏa thuận này không.

Nhưng nếu ông Trump vẫn thực hiện những tuyên bố về loại bỏ những qui định về năng lượng ở Mỹ không, thì bức tranh dầu khí toàn cầu chắc chắn sẽ có nhiều mầu sắc hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật