“Sóng thần Chile“ tràn vào Hawaii, New Zealand và Úc

Nguyenduong Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
4 giờ sáng nay 28-2, những đợt sóng lớn đầu tiên đã đến Hawaii (Mỹ). Các đợt sóng lớn nhất cao 2,1m, chưa có sóng lớn như dự báo trước đó vài giờ. Sóng thần cũng đã ập vào New Zealand và Úc. Chưa có thông tin về thiệt hại hay thương vong.

>> Động đất ở Chile: 300 người chết

Trước cảnh báo sóng thần, người dân Hawaii (Mỹ) đã đổ xô đi mua lương thực và nước uống dự trữ - Ảnh: AP
Vùng cảnh báo sóng thần theo Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương

Động đất ở Chile mạnh hơn động đất ở Haiti 500 lần

Theo Los Angeles Times, trận động đất ở Chile hôm 27-2 mạnh hơn trận động đất ở Haiti (xảy ra vào tháng trước) đến 500 lần, tuy nhiên mức độ thiệt hại ít hơn nhiều. Trong khi động đất ở Haiti nông hơn và có tâm nằm gần thủ đô đông dân Port-au-Prince, động đất ở Chile lại sâu hơn và nằm xa bờ biển.

Ngoài ra với lợi thế là một trong những nước giàu nhất thế giới, Chile có sự chuẩn bị tốt hơn trong trường hợp xảy ra động đất, trong khi Haiti là nước nghèo nhất châu Mỹ.

Theo MSNBC, trận động đất Chile đã gây ra ít nhất 50 dư chấn.

Tại Hawaii, cảnh sát đã rung chuông báo động và nhà chức trách đã yêu cầu những người sóng gần bờ biển phải di dời ngay lập tức. Ở những đảo đã phải chịu sóng thần trong mùa thu vừa qua, cảnh sát đã di tản hơn 10.000 người đang sống gần bờ biển.

Người dân tại đây đã đổ xô đến các siêu thị để mua lương thực, nước để dự trữ.

Các đợt sóng tại Hawaii nhỏ hơn dự báo và không gây thiệt hại nào. Nhà chức trách sau đó đã dỡ bỏ cảnh báo sóng thần.

Đợt sóng lớn đầu tiên đến Hawaii vào khoảng 4 giờ sáng nay 28-2 (giờ VN) với độ cao 2,8m. Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cũng cho biết một vài nơi tại Hawaii có thể sẽ phải hứng chịu những đợt sóng cao từ 3 đến 4,5m và kéo dài trong vòng 6 giờ. Thị trưởng Honolulu, Mufi Hannemann nói: "Chúng tôi chuẩn bị cho những gì tồi tệ nhất và hy vọng điều tốt đẹp nhất".

Tại New Zealand, trước khi xuất hiện sóng thần, hàng trăm người dân ở bờ biển phía đông đã được sơ tán lên vùng đất cao. Tàu thuyền cũng được yêu cầu vào bờ.

Theo Reuters, những đợt sóng cao đầu tiên xuất hiện tại quần đảo Chatham. Pitt, một người dân sống trên một trong các đảo nhỏ của quần đảo này, nói sóng càng ngày càng to. Bernadette Malinson, một người dân khác, nói sóng cao ít nhất 2m. 

Nhà chức trách New Zealand nói sóng thần được dự báo sẽ gây ảnh hưởng trong cả ngày hôm nay, 28-2. “Đây mới chỉ là những đợt sóng đầu tiên và các đợt sóng lớn hơn có thể còn tiếp diễn trong 6-12 giờ tới”, thông cáo của Bộ Phòng vệ dân sự New Zealand nêu rõ.

Tại Úc, các quan chức cũng đã ghi nhận những tác động đầu tiên vào sáng 28-2 của đợt sóng thần hình thành từ trận động đất trên, thông báo mực nước biển dâng cao song chưa có sóng lớn. Nhà chức trách và các nhân chứng nói sóng thần đã xuất hiện tại các bờ biển ở miền đông, song không gây thiệt hại.

Sóng thần đã xuất hiện tại các bờ biển ở miền đông nước Úc nhưng không gây thiệt hại - Trong ảnh: mọi người đang tắm biển tại một bãi biển ở Sydney - Ảnh: Reuters

Một tàu cá bị sóng mạnh do động đất hất lên bờ tại thành phố cảng Talcahuano, chỉ cách Concepcion (Chile) khoảng 100 km - Ảnh: Reuters

Tại quần đảo Ogasawara (Nhật Bản), vào khoảng 11g trưa nay (28-2) đã ghi nhận đợt sóng đầu tiên do ảnh hưởng động đất Chile, tuy nhiên sóng cao không đáng kể và cũng không có thiệt hại.

Các quan chức cảnh báo sóng cao hơn có thể ập vào các đảo lớn của Nhật Bản và vẫn cảnh báo người dân vùng bờ biển cảnh giác sóng thần.

Sáng 28-2, khoảng 10.0000 người sống ven biển đã bắt đầu sơ tán đến những vùng cao hơn. Cơ quan khí tượng thủy văn Nhật Bản cảnh báo sóng thần xảy ra ở Tohoku, vùng biển ở Hokkaido, quần đảo Amori... Những thành phố lớn như Tokyo không bị ảnh hưởng.

CNN cho biết viện Nghiên cứu động đất và núi lửa Philippines cũng cảnh báo sóng thần cấp độ 1 ở vùng biển phía đông nước này. Cấp độ 1 nghĩa là không phải sơ tán dân, song phải sẵn sàng để sơ tán nếu cần thiết.

Trước đó, Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đã đưa ra lời cảnh báo sóng thần đến 53 quốc gia và vùng lãnh thổ được cảnh báo sóng thần, với những mức độ khác nhau trong đó Hawaii là điểm nóng của các đợt sóng thần tiếp theo.

Theo danh sách của Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương, Việt Nam không có tên trong danh sách 53 quốc gia nhận cảnh báo từ trung tâm. Ở khu vực châu Á, các nước nhận được cảnh báo này là Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Giáo sư Roger Bilham, chuyên gia khoa học địa chấn thuộc Đại học Colorado (Mỹ), cho biết sóng thần đang lan khắp Thái Bình Dương và hướng đến khu vực châu Á với tốc độ khoảng 720 km/giờ.

Đây là hệ quả của trận động đất mạnh 8,8 độ richter làm ít nhất 147 người thiệt mạng tại Chile, xảy ra vào chiều ngày 17-2, giờ VN.

Tuy nhiên vẫn còn cần đến vài giờ nữa trước khi các chuyên gia rút hẳn lời cảnh báo sóng thần với Hawaii. Gerard Fryer, một nhà địa vật lý tại trung tâm cảnh báo sóng thần đã bảo vệ quan điểm cần phải di tản những người ở gần bờ biển với lập luận "thà an toàn hơn phải hối tiếc".

Ngay sau khi xảy ra trận động đất, nhà địa vật lý Victor Sardina của Mỹ cho biết đợt sóng mạnh nhất đã xảy ra cao 2,7 mét ngay ở tâm trận động đất. Trong khi đó Eric Lau thuộc Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cho biết đợt sóng cao hơn 2,3 mét đã quét qua thị trấn Talcahuano. Còn tại đảo Juan Fernandez - cách đất liền 400km - những đợt sóng lớn đã làm 3 người thiệt mạng và 10 người mất tích.

Những đợt sóng cao 1,8m cũng đã ập vào bờ biển của Polynesia Pháp nhưng hiện vẫn chưa có thông tin nào về thiệt hại và thương vong.

Không giống như những đợt sóng thần trước đây, lần này các chuyên gia dự đoán ở dọc Thái Bình Dương có nhiều giờ để chuẩn bị và di dời người dân trước khi thảm họa có thể xảy đến.

Trong ngày 27-2, một trận động đất mạnh khác cũng tấn công khu vực tây bắc Argentina. Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS), động đất mạnh 6,3 độ richter, cách thành phố Salta 24 km và cách thủ đô Buenos Aires 1.280 km.

Nhà chức trách cho biết ít nhất 1 người chết và 2 người bị thương, nhưng khẳng định động đất không phải do dư chấn từ trận động đất ở Chile, trong khi USGS nói động đất xảy ra do ảnh hưởng từ động đất Chile.

Những trận động đất gây thương vong nhất:

Haiti, 12-1-2010: Khoảng 230.000 người thiệt mạng sau trận động đất 7 độ richter.

Sumatra, Indonesia, 26-12-2004: 9,2 độ richter gây nên sóng thần ở châu Á làm 250.000 người thiệt mạng.

Alaska, Mỹ, 28-3-1964: 9,2 độ richter, 128 người chết.

Chile, phía nam Conception, 22-5-1960: 9,6 độ richter làm 1.655 người chết và gây nên sóng thần ở Hawaii, Nhật Bản.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật