Cuộc chiến ngớ ngẩn về đường cong c‌ơ th‌ể

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một trong những quy tắc cơ bản nhất về phục trang: những đường kẻ ngang làm bạn trông béo hơn, sọc dọc lại làm bạn trông mảnh mai hơn. Nhưng nghiên cứu mới cho rằng phụ nữ đang nhầm lẫn rất nhiều và điều ngược lại mới đúng.
Cuộc chiến ngớ ngẩn về đường cong c‌ơ th‌ể
Ảnh minh họa

Peter Thompson, người đã tiến hành một nghiên cứu ở trường đại học York, đã làm nhiều người hoang mang khi chỉ ra phụ nữ đã nhầm lẫn thế nào. Ông nói, các nhà khoa học đã biết được đặc tính không xu nịnh của các sọc dọc gần 150 năm nay.

Trong một nghiên cứu gồm có hơn 200 cặp ảnh phụ nữ với những sự kết hợp viền sọc khác nhau, ông và đồng nghiệp ở York mời tình nguyện viên đánh giá xem hình ảnh nào trông mảnh mai hơn. Các sọc ngang được nhận định là mảnh mai hơn với gần 6%, một con số khá đáng kể. Tiến sĩ Thompson còn chỉ ra kết quả nghiên cứu của Hermann von Helmholtz, một nhà tâm lý học người Đức, người tạo ra ảo ảnh hình vuông vào những năm 1860. Ảo ảnh này gồm hai tập hợp các đường song song, một là sọc ngang và một là sọc dọc, vừa đủ khít thành hình vuông. Các hình vuông có kích cỡ như nhau, nhưng các đường dọc lại trải trên một vùng rộng hơn.

Helmholtz áp dụng kết quả nghiên cứu của mình cho thời trang phụ nữ trong cuốn cẩm nang về quang học tâm lý, xuất bản năm 1867, trong đó ông ghi rằng “các quý bà mang trang phục có kẻ ngang làm họ trông cao hơn”.

Lập luận của Helmholtz đã thất truyền trong thế kỉ 20 khi tiến sĩ Thompson giải thích ý kiến sai lầm cho rằng người có dáng mập mạp sẽ có lợi với những đường ngang: "Tôi cho rằng chúng ta đã hiểu nhầm và tôi không hiểu sao chúng ta có thể nghĩ rằng những sọc dọc làm chúng ta mảnh mai hơn".

Ông còn bổ sung, quan niệm cho rằng màu đen làm chúng ta trông mảnh mai hơn là đúng. “Mặc màu đen lại tốt. Kiểu đó có hiệu quả. Chúng ta nhìn vào vòng tròn đen trên một nền trắng. Vòng đen sẽ trông nhỏ hơn vòng trắng.”

Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Thompson có thể làm nhiều người ngạc nhiên theo quan điểm khoa học nhưng chúng không chắc có thể làm lung lay nền móng của thế giới thời trang tụ họp ở Mỹ trong tuần lễ thời trang New York Fashion Week.

Và đây là lý do phi khoa học giải thích tại sao sọc dọc làm bạn trông béo hơn: c‌ơ th‌ể phụ nữ là những đường cong, theo lẽ tự nhiên. Các sọc dọc lại thẳng đứng. Nếu bạn đặt một sọc dọc thẳng đứng lên một đáy cong, đường sọc bị c‌ơ th‌ể dưới nó làm méo mó đi và sẽ chỉ làm bật lên những chỗ lồi cong cớn.

Điều tương tự gần như không quá đúng với sọc ngang, đó là lý do tại sao những chiếc quần nịt có đai đôi khi thịnh hành trở lại, trong khi những chiếc quần có vằn dọc được Mary Quant lăng xê trong thập niên 60 lại bị cất gọn vào trong những cuốn sách lịch sử thời trang.

Thực ra các đường sọc nhìn chung không làm đẹp hơn một dáng vẻ mập mạp. Các mẫu hình học và các đường cong tự do, mặt khác lại rất hiệu quả, chia nhỏ vùng bề mặt đang được phủ lên và làm mắt ta nhầm tưởng nó nhỏ hơn so với thực tế. Nhưng sự thực đáng sợ vẫn còn đó: béo làm bạn trông béo, và không một thớ vải nào có thể giấu đi được điều đó.

(Theo Times)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật