Trào lưu nào đã ‘khuấy đảo’ giới trẻ Việt trong năm 2016?

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hãy cùng nhìn lại những trào lưu đã gây sốt trong giới trẻ Việt từ đầu năm tới giờ nhé.
Trào lưu nào đã ‘khuấy đảo’ giới trẻ Việt trong năm 2016?
Trào lưu PPAP trở thành cơn sốt trên toàn thế giới.

1. PPAP

PPAP là viết tắt của Pen Pineapple Apple Pen (tạm dịch là bút dứa, táo bút). Đây là tên một bài hát của ca sĩ người Nhật Piko-Taro đến từ Nhật Bản. Bài hát với phần nhạc khá lạ, trong khi lời không mang nhiều ý nghĩa.

"Tôi có một cây bút, tôi có quả táo, ồ, bút-táo

Tôi có quả dứa, tôi có cây bút, ồ, dứa-bút

Bút-táo, dứa-bút

Bút-táo, dứa bút".

Giai điệu ngắn gọn, lạ tai này nhanh chóng trở thành cơn sốt trong cộng đồng mạng trên khắp thế giới. Cho tới thời điểm này, rất nhiều nghệ sĩ và các bạn trẻ đã cover lại bài hát này theo phong cách sáng tạo vui nhộn riêng.

2. Việt Nam nói là làm

Trào lưu Việt Nam nói là làm trở thành tâm điểm chú ý của nhiều người khi chàng trai có tên N.T đưa ra lời thách thức: "Bức hình này đủ 40.000 like tôi đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhả‌y cầ‌u Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem."

Thanh niên này thực sự đã tẩm xăng đốt chính mình rồi nhả‌y cầ‌u Tân Hóa (TP.HCM) vào ngày 20/9 trước sự bàng hoàng của hàng trăm người chứng kiến.

Thanh niên được cho là khởi xướng trào lưu "Việt Nam nói là làm". (Ảnh chụp màn hình)

Ngay sau đó, "Việt Nam nói là làm" trở thành trào lưu thịnh hành trên mạng xã hội. Dân mạng đua nhau tung ra những lời thách thức câu like như cởi đồ trên đường, khỏ‌ּa thâ‌ּn chạy trong trường,... Đáng ngạc nhiên, những bài viết tưởng chừng vô bổ này thu hút hàng chục nghìn like từ giới trẻ.

Từ trào lưu này, một số sự việc đáng tiếc đã xảy ra.  Đó là trường hợp một nữ sinh tên Ngọc H., SN 2003, là học sinh một trường THCS ở Khánh Hòa. Gia đình H. có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đều làm nông. Vì một phút nông nổi tuyên bố "đủ like sẽ đốt trường" mà H. phải đi cấp cứu ở bệnh viện Ninh Hòa do bỏng nặng ở hai chân.

Nữ sinh với lời thách thức đốt trường. (Ảnh cắt từ clip)

Clip Nữ sinh cấp 2 tẩm xăng đốt trường - trào lưu "NÓI LÀ LÀM"

3. Be like me - Hãy như tôi

Trào lưu Hãy như tôi xuất phát từ khẩu hiệu "Be Like Bill" (hãy như Bill) và nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng mạng. Đặc điểm nhận dạng của trào lưu này là câu nói cửa miệng "Đây là..." sau đó liệt kê những điểm "độc lạ" của  nhân vật được đề cập tới và kết lại với câu nói "Hãy như..."

Tại Việt Nam, Hãy như tôi người dùng "Việt hóa" hài hước và dí dỏm. Thậm chí, khi đó ứng dụng mang tên "Be Like Me" ra đời để người dùng dễ dàng viết thông điệp mà không cần đến những phần mềm chỉnh sửa ảnh phức tạp.

Be like me - trào lưu gây sốt mạng xã hội đầu năm 2016. (Ảnh: Facebook)

4. "Tha thu"

Trào lưu khá hot này bắt nguồn từ ca sĩ Sơn Tùng M-TP. Xuất hiện trong đêm chung kết The Face - Gương mặt thương hiệu mùa đầu tiên, Sơn Tùng không chỉ gây chú ý bởi dòng chữ nghệ thuật This is art được viết theo kiểu cách điện nằm chếch không xa chân mày bên trái khá giống với hình xăm nổi tiếng của người mẫu Đức Daniel Bamdad mà còn gây ấn tượng cách phát âm không đụng hàng chữ "tha thu" (tattoo - hình xăm).

Cách phát âm đặc biệt này được một bạn trẻ chú ý và chế thành một đoạn clip ngắn. Clip này được cư dân mạng chia sẻ với tốc độc chóng mặt.

Ngay sau đó, hàng loạt bức ảnh chế hình "tha thu" của Sơn Tùng được giới trẻ chia sẻ lên mạng xã hội, và nhanh chóng trở thành trào lưu mới.

Ảnh chế "tha thu" xuất hiện khắp nơi trên mạng xã hội. (Ảnh: Facebook)

5. 7 công việc đầu tiên

Bên cạnh những trào lưu câu like vô nghĩa, First Seven Jobs - 7 công việc đầu tiên được xem là một hiện tượng mang nhiều ý nghĩa nhân văn trên mạng xã hội. Trào lưu này bắt đầu từ một nữ ca - nhạc sĩ người Mỹ, Marian Call (sống tại Alaska) khi cô cho đăng tải một status trên Twitter với câu hỏi: "7 công việc đầu tiên của bạn là gì?". Ngay sau câu hỏi tưởng chừng đơn giản như vậy của Marian Call đã tạo cảm hứng cho nhiều người dùng trên cộng đồng mạng.

Trào lưu này nhanh chóng đổ bộ vào Việt Nam và được giới trẻ hưởng ứng. Những công việc dù nhỏ nhặt như nhổ tóc bạc cho ông bà, rửa bát thuê cho ông anh trai hay kỷ niệm "khởi nghiệp" với hàng hoa dạo ngày lễ tết, làm đồ handmade... được kể lại.

Có thể thấy, mỗi việc đều giúp mỗi người trẻ biết trân quý đồng tiền mồ hôi, công sức của mình hơn.

7 công việc đầu tiên được giới trẻ nhiệt tình hưởng ứng. (Ảnh: Báo )

6. Nói hộ lòng tôi

Trào lưu "Nói hộ được lòng tôi" mới chỉ xuất hiện từ cuối tháng 10 bắt nguồn từ sáng tạo của chàng trai Việt có tên T.P. Album ảnh mang tên "chu‌yện tìn‌h buồn" gồm 14 tấm được T.P. đăng tải trên mạng xã hội khiến tạo ra một trào lưu hấp dẫn và vô cùng hài hước như "Tất cả ăng ten này nhưng em vẫn không bắt sóng được con tim tôi" hay "Tất cả bật lửa này nhưng con tim em vẫn lạnh giá"... khiến bất kỳ ai xem qua cũng phải ngả nghiêng.

Trào lưu nói hộ lòng tôi: Biến những thứ không liên quan trở thành liên quan. (Ảnh: Facebook)

Trào lưu nhanh chóng được giới trẻ hưởng ứng nhiệt liệt và tạo ra những câu nói độc đáo từ biến những thứ không liên quan thành vô cùng liên quan.

7. Hậu duệ mặt trời

Hậu duệ mặt trời là một bộ phim truyền hình của Hàn Quốc với sự góp mặt của hai diễn viên nổi tiếng là Song Joong Ki và Song Hye Kyo. Bộ phim tình cảm lãng mạn nhanh chóng trở thành cơn sốt ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam. 

Rất nhiều trào lưu chế ảnh, ghép ảnh, hay các câu nói hay, các hastag... "ăn theo" bộ phim ra đời. 

Nổi bật nhất là trào lưu trở thành soái ca Yoo Sin Jin (Song Joong Ki thủ vai) nhanh chóng phủ sóng trên Facebook. Lấy ý tưởng từ bộ đồ quân nhân của đại úy Yoo, cư dân mạng thỏa sức sáng tạo khi chỉnh sửa những bức ảnh cá nhân giống mô-tip nhân vật này.

Chế ảnh Hậu duệ mặt trời trở thành cơn sốt trong giới trẻ châu Á. (Ảnh: Facebook)

8. Livestream

“Live stream” hay còn gọi là “live streaming” đang trở thành trào lưu hot trong giới trẻ. Live stream là hình thức truyền tải video trực tiếp, thông qua Internet. Người dùng có thể chia sẻ những khoảnh khắc hiện tại của mình trên mạng xã hội.  “Live stream” vốn phổ biến trên YouTube, Bigo và cả Facebook. Người dùng chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet là có thể “live stream” mọi lúc, mọi nơi.

Vì sự đơn giản tiện dụng của nó, livestream ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Bất cứ chủ đề gì cũng có thể được người dùng đưa lên để phát sóng trực tiếp. Từ cãi nhau với chồng, đòi t‌ּự t‌ּử, bố mẹ chồng mắng, khoe thân câu view... cũng đều có thể đưa lên mạng xã hội để tất cả mọi người xem trực tiếp.

Cô gái livestream kể chuyện bố mẹ bạn trai phản đối đám cưới dù đang mang bầu khiến cặp đôi nghĩ tới chuyện t‌ּự t‌ּử. (Ảnh cắt từ clip)

Sự kiện livestream gây sốt những ngày cuối năm 2016 là việc Đàm Vĩnh Hưng công khai chuyện nợ nần hàng chục tỷ đồng của mẹ. (Ảnh cắt từ clip)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật