Khám phá tập tục Ma khô của ở Hà Giang

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong lễ tang người chết, thầy cúng hứa với ma sẽ làm lễ ma khô (làm lễ chay) 12 ngày sau khi chôn cất. Nếu đến ngày đó mà gia đình chưa có điều kiện thì sẽ phải hứa lại.
Khám phá tập tục Ma khô của ở Hà Giang
Ảnh minh họa

Dù đã có nhiều biến đổi nhưng tập tục Ma khô của người Mông tại Mèo Vạc, Hà Giang vẫn tiếp tục được duy trì với nhiều bản sắc độc đáo.

Theo phong tục của người Mông tại Mèo Vạc, Hà Giang, lễ Ma khô là tục lệ tiễn linh hồn người chết về quê cha đất tổ của người Mông. Trong lễ tang người chết, thầy cúng hứa với ma sẽ làm lễ ma khô (làm lễ chay) 12 ngày sau khi chôn cất. Nếu đến ngày đó mà gia đình chưa có điều kiện thì sẽ phải hứa lại, nếu không làm sẽ bị ma quấ‌ּy rố‌ּi không cho làm ăn, làm mặc tốt đẹp. Trong giao tiếp người Mông sống rất tín nghĩa, đã hẹn làm điều gì thì phải làm cho bằng được không để anh em, bạn bè mất lòng vì mình. Vì thế, ngay khi có điều kiện, người Mông sẽ mời thầy cúng về làm lễ và mời anh em họ hàng dòng họ tới chứng kiến và tham dự.

Để tiến hành lễ Ma khô, không thể thiếu Cẩu vá. Đây là hình nộm được làm bằng tre vót tròn uốn cong biểu tượng cho chiếc quan tài chứa người đã khuất. Đầu buổi sáng, sau khi đã chuẩn bị sẵn gà, lợn, xôi, gia đình người làm lễ Ma khô tập hợp anh em tiến hành nghi lễ. Một chiếc cột được dựng ngay trước nhà, một người trong gia đình mang ra một chiếc trống treo lên cột và bắt đầu đánh. Một người khác mang khèn ra thổi.

Trong lúc đó, một số người mang rơm và cành cây đến để dựng một chiếc lều nhỏ, tượng trưng cho ngôi nhà dành cho những người đã mất. Trong lúc dựng lều, thầy cúng cùng người thổi khèn đi vòng quanh chiếc lều, vừa đi vừa hát. Sau khi dựng lều xong một chiếc chiếu được mang ra trải phía trong. Trên chiếu có Cẩu vá, xôi, một chén đựng rượu, một ống trúc bị chẻ làm đôi và một cái muôi nhỏ để múc rượu. Cùng lúc đó, gà, lợn và một con nghé được mang ra để làm lễ tế.

Thầy cúng vừa hát bài ca gọi hồn có tên Hu gàu- Hu Ply vừa rót rượu rồi tung ống trúc. Nếu sau khi tung hai mảnh trúc tách rời nhau ra nghĩa là người chết chưa ưng còn nếu sau khi rơi xuống chiếu, hai mảnh trúc vẫn dính vào nhau nghĩa là lời cầu xin đã được ưng thuận.

Trong phong tục của người Mông, thầy cúng có vai trò rất quan trọng vì là người có khả năng liên hệ được giữa người sống và người chết.

Sau gần 1 tiếng thầy cúng tiến hành gọi hồn, những người tham dự bắt đầu cắt tiết gà và bê để làm lễ tế. Sau buổi lễ, gia đình người làm lễ Ma khô nấu cỗ mời anh em họ hàng tới ăn. Với những gia đình có điều kiện, lễ Ma khô có thể kéo dài hàng tuần, cứ có họ hàng hoặc khách tới chơi là gia đình mổ lợn gà làm cổ để mời cơm. Người Mông tin rằng lễ Ma khô sẽ giúp người chết được siêu thoát và sẽ không quấy nhiếu gia đình người sống nữa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật