Mất tiền tỷ vì một… con số

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một sớm mai thức dậy, bất cứ khách hàng nào của các nhà mạng viễn thông ở Việt Nam đều có thể nhận được một tin nhắn quảng cáo dạng như: “Tặng 50% thẻ nạp tiền cho thuê bao trong thời gian từ ngày... đến ngày...”.

Gần như vài phút hoặc vài chục phút sau, họ lại nhận được tin nhắn quảng cáo của một nhà mạng khác với nội dung cũng tương tự, chỉ khác chăng là cụm từ “từ ngày... đến ngày...” đã được lập trình sẵn trước nhà mạng kia một vài ngày. Dù khách hàng có phả‌ּn cả‌ּm, việc quảng cáo của các nhà mạng vẫn cứ tiếp diễn. Công cuộc cạnh tranh để giữ và “giành giật” khách hàng vẫn tiếp diễn! Vì lợi, các thuê bao vẫn tiếp tục được ào ào kích hoạt!

Chuyện tin nhắn quảng cáo đã cũ. Chuyện mới nhất là các nhà mạng lớn ở Việt Nam vừa mới ồn ào về việc “thiếu số”. Nếu cứ nhìn vào con số thuê bao hàng trăm triệu mà các nhà mạng đăng ký thì trung bình một người dân có tới hơn 2 số điện thoại. Vậy mà “cháy số” vẫn hoàn “cháy số”! Các nhà mạng lại xin được thêm đầu số hoặc thêm các con số vào những thuê bao cũ nhằm tăng cường “kho số” cho doanh nghiệp mình.

Mặc dù chưa có tính toán cụ thể nào, song chuyện thêm đầu số hay con số vào số điện thoại cũ đã là cả một vấn đề nan giải. Chưa tính đến những rắc rối phát sinh khi xuất hiện thêm 1 con số trong số điện thoại mà chỉ nói riêng khoản chi phí mà các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân phải bỏ ra cho một con số thêm vào số điện thoại của mình cũng đã đến tiền tỷ rồi. Nào danh bạ, biển hiệu, bảng quảng cáo, nào danh thiếp, địa chỉ trụ sở; nào các loại công văn, giấy tờ giao dịch... tất tật đều phải thay đổi chỉ vì một con số.

Nếu nhìn “cuộc đua lợi nhuận” của các nhà mạng dưới góc độ quản lý, mới thấy rằng lâu nay chúng ta quá “thờ ơ”. dư luận từng nhắc tới việc quản lý kho tài nguyên số, tuy nhiên, các cuộc chạy đua về phát triển thị trường số vẫn ngày một mãnh liệt hơn. Nhắc đến ông lớn này, đại gia viễn thông nọ, người ta vẫn nhắc đến thị phần, đến số lượng thuê bao, đến doanh số nhiều hơn là đến chất lượng phục vụ hay giá thành sản phẩm – cái mà xã hội và người dân cần! Vậy nhưng, khi kho số cạn kiệt, người ta chưa nghĩ đến cả việc quản lý kho tài nguyên số sao cho tốt, xử lý những đơn vị lãng phí tài nguyên số mà lại tính tới việc cho phép thêm đầu số, thêm con số… Những điều đó, trên thực tế gây thiệt hại tiền tỷ, mang lại gánh nặng cho chính người tiêu dùng, cho xã hội.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật