Hạn chót ngày 1-7: Hơn 1.500 DNNN không kịp cổ phần hóa

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Thời gian tới, những ngành thủy sản, dệt may, rượu bia, một số DN bán lẻ… không nhất thiết phải có những DN có một phần vốn nhà nước ở đây..“
Hạn chót ngày 1-7: Hơn 1.500 DNNN không kịp cổ phần hóa
Ảnh minh họa

Chỉ còn hơn sáu tháng nữa, tức là ngày 1-7-2010, Luật Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)sẽ hết hiệu lực. Có nghĩa là đến lúc đó hơn 1.500 DN có 100% vốn nhà nước phải hoàn thành chuyển đổi mô hình hoạt động.

Tuy nhiên, bên lề hội thảo Chính sách cổ phần hóa (CPH) DN tổ chức hôm 19-1, ông Nguyễn Đức Tặng, chuyên gia về CPH DNNN tỏ ra lo ngại về việc chuyển đổi mô hình hoạt động, trong đó CPH số DNNN là chuyện không thể. Bởi sau gần 20 năm thực hiện chính sách CPH, mới có 5.000 DNNN thực hiện.

Phải cho phá sản DN làm ăn kém

Ông Tặng phân tích: Việc CPH thì có thể sẽ chậm hơn nhưng khi chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì có thể đơn giản hơn nhiều, không phải định giá trị DN. Tuy nhiên, cách làm này cũng sẽ không thể kịp vì hiện còn khá nhiều tổng công ty lớn, tập đoàn 100% vốn nhà nước chưa có kế hoạch về việc chuyển đổi mô hình hoạt động.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục phó Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính, thừa nhận việc CPH các DNNN đang diễn ra quá chậm. Cũng có lý do khách quan như kinh tế suy giảm, bán cổ phần cũng không ai mua. Có đơn vị muốn CPH để đổi mới chu trình quản trị DN nhưng chưa tìm được đối tác chiến lược. Mặc dù vậy, chỉ đạo của Chính phủ là vẫn quyết tâm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động của số DNNN nói trên. Thậm chí chúng ta cũng cần phải cho phá sản những DN làm ăn kém hiệu quả và thua lỗ kéo dài.

Bộ Tài chính cho biết chỉ đạo của Chính phủ là giữ một số tổng công ty lớn trong một vài lĩnh vực đặc biệt nhạ‌y cả‌m. Còn nhà nước là chủ sở hữu với việc nắm tỉ lệ vốn nhất định đủ để chi phối. Như xăng dầu sẽ vẫn hình thành những tập đoàn đa sở hữu. Thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo và có nhiều phê duyệt về điều chỉnh phương án sắp xếp của các tập đoàn, tổng công ty và các bộ ngành địa phương trong đó vẫn khẳng định là phải đẩy mạnh tiến độ CPH. Nhưng vẫn phải đảm bảo đến ngày 1-7-2010 phải chuyển các DNNN hoạt động theo Luật DN.

Nên khuyến khích CPH thành 100% vốn tư nhân

Vị đại diện đến từ Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (xin được giấu tên) cho rằng nên CPH DN thành 100% vốn tư nhân hoặc là 100% vốn nhà nước. Thời gian tới, những ngành thủy sản, dệt may, rượu bia, một số DN bán lẻ… không nhất thiết phải có những DN có một phần vốn nhà nước ở đây.

Cũng theo vị này, hiện nay hầu hết là các DN được CPH với một phần vốn nhà nước và một phần tư nhân. Thực tế có những hạn chế là khi có vốn, nhà nước sẽ phải quản lý. Hơn nữa, điều này sẽ không tạo động lực để tư nhân phát triển vì có tâm lý dựa vào vốn, vào đất đai của nhà nước.

Ông Tặng đề xuất, để bảo toàn vốn nhà nước, Chính phủ nên đề xuất lên Quốc hội lui thời gian thực hiện Luật DNNN thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, để giãn thời gian thực hiện luật trong bao lâu là do ý chí của Chính phủ.

Bộ Tài chính cũng cho biết việc xử lý tài chính, xác định giá trị sở hữu đất đai, giá trị thương hiệu, mua bán cổ phần cho cổ đông chiến lược, giải quyết chế độ cho người lao động… sẽ được rà soát và phải giải quyết ngay trong đầu năm 2010. Chắc là khi những vướng mắc được tháo gỡ, việc chuyển đổi mô hình hoạt động của DN sẽ nhanh hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật