“Điệp viên hoàn hảo“

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Larry Berman, tác giả “Điệp viên hoàn hảo” trò chuyện về “Điệp viên hoàn hảo” Phạm Xuân Ẩn, những ngã rẽ, bước ngoặt, những quyết định lớn trong cuộc đời “nhà tình báo đã làm thay đổi cuộc chiến”.
“Điệp viên hoàn hảo“
GS Larry Berman, tác giả của nhiều quyển sách về chiến tranh VN, như Không hòa bình, chẳng danh dự: Nixon, Kissinger và sự ph

Sau gần năm tháng phát hành ở Mỹ, quyển Perfect Spy (Điệp viên hoàn hảo) của Larry Berman đã gây không ít tranh cãi giữa những người đọc. Người thì chê rất dữ, kẻ lại khen hết lời.

Điều đó cũng dễ hiểu, bởi cuộc đời của chính nhân vật trong quyển sách lịch sử - tiểu sử này với nhiều người đến nay vẫn là một câu hỏi lớn: huyền thoại tình báo Phạm Xuân Ẩn. Bản tiếng Việt của cuốn sách sẽ ra mắt độc giả vào cuối tuần này.

Vượt lên câu chuyện một điệp viên

- Từng có nhiều cuốn sách viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn: Jean Claude Pomonti viết "Người Việt trầm lặng", Thomas A Bass từng có một bài viết dài về "Nhà tình báo đã từng yêu quý chúng ta", nhà văn Ngọc Hải ở Việt Nam có "Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời". Vậy, "điệp viên hoàn hảo" của ông sẽ mang tới điều gì khác cho độc giả?

- Tôi là người viết lịch sử đầu tiên của nước Mỹ viết về Phạm Xuân Ẩn với sự cho phép của ông ấy. Đó là điều quan trọng đặc biệt.

Các nhà báo đã viết về Phạm Xuân Ẩn trước tôi nhưng với tư cách là đồng nghiệp từng gần gũi ông ấy. Tôi tin tưởng vào cuốn sách này và sự khách quan của cá nhân trong việc thực hiện cuốn sách.

"Berman, một trong những nhà sử học lớn của nước Mỹ đã khai phá mảnh đất mới khó tin trên những trang sách này. Một sự bổ sung mới quan trọng cho sự hiểu biết của chúng ta về chiến tranh Lạnh ở Đông Nam Á. Một tác phẩm cần đọc.” - Douglas Brinkley, Giáo sư sử học, ĐH Tulane.

Cuốn sách sẽ cung cấp góc nhìn toàn diện hơn, có nhiều chi tiết, trích dẫn từ nhiều nguồn hơn bất kỳ cuốn sách nào khác.

Điều đặc biệt của một nhà sử học viết sách là tôi không nói một cách tiêu cực, cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, những mẩu chuyện thú vị và những điều mà nhiều người khác đã không viết hoặc không có điều kiện để viết chúng. 

Tất nhiên, không phải cuốn sách đã nói hết được mọi chuyện trong cuộc đời ông Ẩn. Mỗi điệp viên đều có những bí mật. Tên tiếng Việt của ông ấy là Ẩn, nghĩa là những điều bí mật còn giấu kín. 

- Cá nhân ông tìm kiếm thêm được gì cho bản thân mình khi lựa chọn một nhân vật như ông Ẩn để tìm hiểu, nghiên cứu và viết sách?

- Tôi đến Việt Nam 20 - 25 lần để viết cuốn sách này. Mỗi chuyến thăm Việt Nam, tôi thường ở lại khoảng 2 tuần. Hằng ngày, tôi đến gặp ông Ẩn, bắt đầu từ 9 giờ sáng và ở đấy đến khi nào ông Ẩn mệt thì về. Mọi thứ vượt quá cả mong đợi.

Sau đó, tôi gặp khoảng 50 người ở Mỹ và những thành viên trong mạng lưới của ông ấy ở Việt Nam.

Tôi hiểu rằng câu chuyện này còn lớn hơn nhiều câu chuyện về một điệp viên. Câu chuyện về cuộc đời ông Ẩn là câu chuyện về chủ nghĩa lý tưởng và cuộc cách mạng, câu chuyện về cuộc đấu tranh thoát khỏi chủ nghĩa thực dân, đến nước Mỹ, hiểu được và đánh giá cao người Mỹ và sau đó, quay trở lại, sống với vỏ bọc không thể bị phát hiện trong suốt cuộc chiến. Người ta chỉ biết ông là điệp viên sau khi chiến tranh kết thúc. 

- Dường như có những người Mỹ không thích cuốn sách của ông và việc viết về “điệp viên đã thách thức nước Mỹ” này?

- Không thực sự như thế. Quyển sách đã được chào đón và yêu thích ở Mỹ. Chỉ một nhóm nhỏ ở cánh hữu chính trị, những người vẫn muốn có cuộc chiến, vẫn không thể chấp nhận một thất bại ở cuộc chiến... chỉ trích. Họ chỉ trích ông Ẩn là kẻ giết người, một tên điệp viên, đã lợi dụng những người bạn của mình. Họ nói cuốn sách này “ủng hộ những người cộn‌g sả‌n”. Họ nói, cuốn sách này sẽ được chào đón bởi những người cộn‌g sả‌n Việt Nam. Và họ nghĩ tôi như một người cộn‌g sả‌n.

Tuy nhiên, cuốn sách đã được giới thiệu rất tốt trên Washington Post và nhiều tờ báo khác. Không có những chỉ trích sâu. Và tôi không quan tâm tới những chỉ trích đó. 

Điệp viên hoàn hảo may mắn

- Cuốn sách của ông có tên là "Điệp viên hoàn hảo". Vậy, ông thấy điệp viên Phạm Xuân Ẩn hoàn hảo nhất ở điểm nào?

- Tôi cũng đã nhiều lần tự mình đặt câu hỏi: Tại sao tôi gọi ông ấy là "Điệp viên hoàn hảo". Bởi vì, ông ấy đã làm việc trong vỏ bọc của một phóng viên. Trong cả cuộc đời, ông ấy đã là một điệp viên hoàn hảo trong vai trò đó. Tất cả những nhà báo, nhân viên an ninh của chính quyền Sài Gòn, điệp viên Mỹ, không ai trong số họ nhận ra ông ấy thực sự là một điệp viên. Tôi gọi ông là điệp viên hoàn hảo bởi ông đã không bị phát hiện. Ông đã làm việc thực sự hoàn hảo.

Ông đã sống hai mặt một cách khó tin trong suốt cuộc đời. Trong cuộc sống hai mặt ấy, ông ấy đã sống, đã lãnh đạo, dẫn dắt một cách hiệu quả. Ông là điệp viên duy nhất của Việt Nam trong chiến tranh chưa từng bị phát hiện có thể thâm nhập ở cấp cao như vậy.

Thậm chí, đến bây giờ, có những người đọc quyển sách này vẫn sửng sốt và ngỡ ngàng khi biết ông Ẩn là điệp viên. 

"Điều làm tôi khao khát viết về ông Ẩn không chỉ là cuộc đời "không thể tin được" của ông ấy với 2 vai: Nhà báo, nhà tình báo - hoàn hảo như nhau, mà cái tôi quan tâm hơn, cái tôi "nhìn" ra ở ông ấy là tính nhân bản vô cùng tận của con người này trong khi thực hiện cả hai vai ấy". - Larry Berman

- Nhưng ông Ẩn luôn nói rằng thành công của ông là nhờ may mắn?

"Có cách nào tốt hơn việc nhìn cuộc đời ông thông qua chính con mắt của một điệp viên miền Bắc Việt Nam này, người đã thực sự có thời gian ở Mỹ, yêu quý người Mỹ và đồng thời, tự xem mình là người theo chủ nghĩa dân tộc” – Larry Berman từng nói.

- Ông Ẩn cũng nói với tôi ông ấy là một điệp viên may mắn. Ông ấy nói ông ấy may mắn bởi vì ông ấy đã sống sót. Nói như vậy để hiểu công việc điệp viên khó khăn như thế nào. Ông ấy tin rằng, một ngày nào đó, ông ấy sẽ bị bắt.

Nhưng cuộc sống của ông ấy đã được bảo vệ, bởi những người đồng đội, bởi người phụ nữ làm việc cùng ông. Đó là lý do ông xem mình là điệp viên may mắn.

Độc giả của các bạn sẽ muốn biết quyển sách mang lại điều gì mới mẻ, và tôi viết trên cơ sở nào. Tôi đã gặp bà Hằng, bà Tám Thảo, ông Tư Cang.. những thành viên của nhóm tình báo H63. Chỉ 5-6 người trong nhóm hiện còn sống.

- Vậy sau khi đã bỏ rất nhiều thời gian qua lại Việt Nam, nhiều giờ ngồi với nhân vật, gặp gỡ hàng loạt nhân chứng, ông cho rằng tự thân ông Ẩn là một "điệp viên hoàn hảo", hay nhờ những yếu tố khác?

- Tôi không nghĩ là mình có thể phán xét ông ấy hoàn hảo hay không. Ông Ẩn thường nói với tôi "không ai là hoàn hảo cả", ông ấy chỉ là một điệp viên may mắn.

Nhưng ở Mỹ, một điệp viên phải được qua trường lớp đào tạo cẩn thận, tốn nhiều tiền bạc, thời gian để có đội ngũ cán bộ cho chiến tranh. Ông Ẩn và những người trong lưới của mình không hề được qua đào tạo, chỉ có một số chỉ dẫn của người khác nhưng không nhiều.

Hầu như, mọi điều cho nghề điệp viên ông ấy đã phải tự học, tự rút ra từ kinh nghiệm thực tế. Ông ấy đã tự đào tạo mình trở thành điệp viên. Ông ấy đã kể cho tôi làm thế nào ông tìm đọc những quyển sách đào tạo điệp viên của một tác giả người Anh, ông ấy đã học làm điệp viên như thế nào...

Ông Ẩn là một điệp viên hoàn hảo và là một điệp viên may mắn. Có rất nhiều may mắn trên con đường công việc của ông Ẩn. Ông ấy tin rằng, tất cả những gì mình làm được phần nhiều vì may mắn. Và may mắn ấy đến từ một điếu xì gà.

Trong cuốn sách này, tôi đã kể lại chuyện ông ấy nói đùa tôi: rằng cuối cùng người Mỹ đã có được ông ấy. Chính người Mỹ đã đưa cho ông điếu xì gà và nói điếu xì gà sẽ mang lại may mắn cho ông. Ông ấy không biết làm thế nào giữ được những bí mật của mình, và một người Mỹ đã đến và nói với ông: đừng giữ chúng, hãy làm giống như một điếu xì gà. Và nhờ đó, người Mỹ mới biết thực sự ông ấy là một điệp viên. Nếu không, chắc phải chờ 40, 50 năm nữa, khi những bí mật được giải mã.

Một con người phức tạp

- Ông có biết rằng, ít nhất ông Ẩn đã nhiều lần suýt lần bị lộ. Thậm chí, ông từng bị an ninh VNCH gọi hỏi về những bản tin của ông ấy? Thậm chí, tài liệu của ông Ẩn chuyển về không dưới 2 lần đã được sử dụng loan báo rộng rãi. CIA cũng từng bắt được một giao liên chuyển giao tài liệu của ông ấy và tìm mọi cách, kể cả dùng nhục hình để khai thác?

Năm 1970, một phóng viên Time, bạn của Ẩn, tên Robert Sam Anson bị quân Bắc Việt và Khơme Đỏ bắt sống tại Campuchia, trong lúc 25 phóng viên khác chết hay mất tích. Sau khi vợ Anson nài nỉ xin giúp đỡ, Ẩn bí mật sắp xếp để anh ta được thả ra.

Mãi 17 năm sau, Anson mới biết là do Ẩn cứu mình. Khi gặp lại nhau vào năm 1987, Anson đã hỏi Ẩn: “Vì sao anh cứu tôi? Anh chẳng phải là kẻ thù của đất nước tôi sao?”. Khi đó, ông Ẩn chỉ cười và nói: Vì ông là bạn tôi"

- Đúng là như vậy. Trong chương 1 của "Điệp viên hoàn hảo" mang tên: "Hòa bình - điệp viên và những người bạn" tôi đã kể những chuyện này. Muốn hiểu Phạm Xuân Ẩn, bạn phải hiểu câu chuyện ông ấy đã cứu Robert Sam Anson như thế nào. Tôi là người đầu tiên được ông Ẩn kể cho nghe chuyện này. Anson đã cảm ơn tôi về những mẩu chuyện này và đã đề nghị được giữ tấm ảnh ông ấy chụp với Phạm Xuân Ẩn. 

- Rất nhiều nhà báo lẫn những nhà nghiên cứu nước ngoài khi tìm hiểu và viết về Phạm Xuân Ẩn đều muốn áp một góc nhìn lên cuộc đời ông Ẩn sau năm 1975, cho rằng ông Ẩn đã gặp khó khăn. Ông nghĩ sao về điều này?

- Tôi cũng có nói về khó khăn của ông Ẩn. Việc này chủ yếu liên quan đến hai ngày cuối trước khi Việt Nam thực hiện thống nhất hai miền Nam - Bắc và cuộc đời của trùm mật vụ Trần Kim Tuyến. Ông Ẩn đã giúp ông Tuyến ra máy bay chạy trốn.

Tôi cảm thấy thật tiếc vì đáng lẽ, việc hòa hợp phải được tiến hành sớm hơn, nhanh hơn. Bởi vì ông ấy đã gặp nhiều người Mỹ trong cuộc chiến và họ yêu quý lẫn nhau. Họ có thể trò chuyện thoải mái như chúng ta đang ngồi đây.

Cuộc chiến đó là cuộc chiến của chính quyền Mỹ. Bản thân người Mỹ không ít người đã xuống đường phản đối cuộc chiến. Điều tôi tiếc là việc hoà giải giữa hai dân tộc đã không được thực hiện sớm hơn.

- Thế ông có đặt ra câu hỏi vì sao một nhà tình báo cộn‌g sả‌n lại cứu một trùm mật vụ chống cộng khét tiếng hay không?

- Tôi đã hỏi ông Ẩn, tại sao một điệp viên hàng đầu của Việt Nam lại cứu một tên chống cộng khét tiếng như Tuyến và ông ấy trả lời: "Bởi vì chúng tôi là bạn trong thời gian dài. Tuyến là người bạn của gia đình".

Quyết định đó không phải là của một điệp viên mà là quyết định của một người bạn của Tuyến. Ông Ẩn đã quen biết Tuyến trong suốt 30 năm, trước khi ông ấy đi Mỹ, ông Ẩn đã có quen Tuyến. Sau khi đi học từ Mỹ về, Tuyến đã là chóp bu trong lực lượng quân đội chính quyền Sài Gòn. Ông Ẩn đã trở thành một người bạn của ông Tuyến.

Ông Ẩn cũng nói với tôi, ông Tuyến chỉ là biểu hiện của lòng tin, một người chống lại chủ nghĩa cộn‌g sả‌n. Đã có lúc, chính ông Tuyến đã cứu sống ông Ẩn, một người “Việt Cộng” trẻ bị chính quyền Diệm bắt.  Do đó, ông Ẩn đã cứu Tuyến. Bản thân ông Ẩn là một con người phức tạp. Bạn sẽ thấy, đây là một cuốn sách vô cùng thú vị về ông Ẩn.

(Ông Larry Berman đã quên không nói tới chi tiết ông Ẩn đã từng cứu trùm mật vụ Trần Kim Tuyến trong cuộc đảo chính tháng 11/1960 của Nguyễn Chánh Thi. Chính ông Phạm Xuân Ẩn đã đến tận nhà báo động cho Trần Kim Tuyến đưa vợ con đi trốn. Ông Ẩn đã không lường trước rằng, hành động đó của ông có thể sẽ đặt ông vào thế khó khăn vì nghiêng hẳn về một phía, khi chế độ Diệm bị lật đổ năm 1963 - NV).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật