Lý giải nào cho hiện tượng người sắp chết bỗng bừng sức sống mãnh liệt?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hồi quang phản chiếu là tên thường gọi hiện tượng người ốm nặng đột ngột hồi tỉnh, khỏe lại trước khi qua đời. Vì sao có hiện tượng ấy, và để làm gì?
Lý giải nào cho hiện tượng người sắp chết bỗng bừng sức sống mãnh liệt?
Ảnh minh họa

Ngọn nến khi chỉ còn là một khối sáp rất nhỏ, trước khi tắt hẳn thường bùng cháy mạnh nhất, tạo nên ngọn lửa cao nhất, sáng nhất. Điều này dường như cũng ứng với cả con người, khi nhiều người cho biết đã chứng kiến những người xung quanh mình trước khi bước qua lằn ranh sinh tử, như thể cây nến cháy bùng lên lần cuối, cũng trở nên đặc biệt khỏe mạnh và minh mẫn.

Người bệnh khi này có thể bỗng nhiên nói to, tỉnh táo dặn dò hoặc muốn ăn, thèm uống. Dân gian ta quen gọi đó là hiện tượng hồi quang phản chiếu – cụm từ không lạ lẫm với các Phật tử, do bắt nguồn từ kinh Phật, với ý nghĩa ánh sáng trở lại, soi rọi chính mình.

(Ảnh: Internet)

Lý giải theo hướng thiên về tinh thần, nhiều người cho rằng khi chuẩn bị bước sang thế giới khác, linh hồn của một người sẽ rút dần khỏi thể xác, từ chân, bụng, tay, cuối cùng là trái tim và trí não. Và khi trí não nhẹ nhàng, an yên, không còn bị ảnh hưởng của vật chất, người đó có thể trở nên tỉnh táo và mạnh mẽ đặc biệt, như thấy cuộc đời mình tái dựng lại.

Có người khác lại giải thích về mặt tình cảm, rằng sắp chết là lúc con người ta khao khát sự sống nhất và muốn tạo những kỷ niệm vui vẻ cuối cùng với người thân. Những điều này có đúng hay không thì chưa ai biết được, có đáng tin hay không thì còn tùy vào quan niệm và sự chấp nhận của mỗi người.

Khoa học cũng ghi nhận hiện tượng này, dù thật sự vẫn còn rất mơ hồ – về cả cơ sở lẫn khả năng chứng minh, lý giải. Một số chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng một người sắp chết do hôn mê, bệnh nặng… thường đã trải qua nhiều ngày trong trạng thái bất động, hầu như không có hoạt động, và điều đó giúp c‌ơ th‌ể được nghỉ ngơi, ‘tích cóp’ năng lượng.

Phần năng lượng này tuy rất nhỏ nhưng vẫn là đáng kể so với tình trạng trước đó, và có thể được xem như một sự hồi phục, cải thiện rõ rệt. Nhờ đó, người này có thể tương tác với những người xung quanh, thậm chí ăn uống và đi lại.

Giải thuyết khác cũng được đưa ra với những người có vấn đề ở não, chẳng hạn tai biến hoặc có khối u trong não: Người này thường cũng ở trạng thái bất động vài ngày, không tiếp nhận thêm dịch vào c‌ơ th‌ể, và do đó giảm sưng ở não; và do giảm sưng nên người này có thể tỉnh táo hơn, tuy rằng sẽ lịm đi nhanh chóng do bệnh vẫn phát triển.

Thay vì ‘hồi quang phản chiếu’, các nhà nghiên cứu phương Tây gọi hiện tượng này là ‘Cái chết của Ehmer’, theo tên một trường hợp điển hình. Anna Katharina Ehmer (1895-1922) là một phụ nữ Đức, trong số các bệnh nhân tại bệnh viện tâm thần Hephata thì là người bị khuyết tật tâm thần nặng nhất.

Cô hầu như không nói được, không nhận biết được ngày đêm và hiếm khi được nhận thấy chú ý đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, vào ngày Ehmer qua đời, mọi thứ đều thay đổi. Các bác sỹ và nhân viên đều không thể tin nổi khi Ehmer cất tiếng hát, trong đến nửa tiếng đồng hồ, khuôn mặt từ vẻ đờ đẫn quen thuộc chuyển thành sinh động, cao thoát, trước khi lặng lẽ ra đi và khiến tất cả những người chứng kiến đều xúc động.

Nhiều người tin rằng tất cả những chuyện trên đều là phép màu, nhưng những người duy lý luôn mong mỏi tìm ra câu trả lời logic, thỏa đáng cho mọi hiện tượng trên đời không chấp nhận lý giải ấy. Tuy vậy, trả lời thế nào khác thì đúng hơn? Họ vẫn chưa tìm ra được.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật