Gỏi cá có thể gây ung thư

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia Bộ môn Ký sinh trùng trường ĐH Y Hà Nội cho thấy, hầu hết các loài hải sản nước ngọt đều nhiễm ký sinh trùng và các loại đơn bào với tỷ lệ lớn.
Gỏi cá có thể gây ung thư
Trong gỏi cá đã chế biến và đưa vào sử dụng, ấu trùng sán lá gan còn sống đến 95%.

Nếu sử dụng nguồn thực phẩm này dưới dạng sống hoặc chưa chín kỹ có thể sinh ung thư gan, mật. Kết quả bước đầu sẽ được báo cáo vào ngày 25/12.

Hải sản và nước đều nhiễm ký sinh trùng tỷ lệ lớn

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng ĐH Y Hà Nội, bước đầu nghiên cứu tại 3 thành phố Hà Nội, Nam Định, Hòa Bình đều lấy mẫu ở 2 địa điểm thành phố và nông thôn, mỗi điểm lấy 250 mẫu.

Kết quả xét nghiệm trên 5 loài cá (trắm, chép, trôi, rô phi, mè) cho thấy, tỷ lệ nhiễm chung ấu trùng sán lá gây bệnh cho người trong cá ở các thành phố Nam Định là 10%, Hòa Bình 3,2%, Hà Nội 2% ...

Trên lươn ngoài ấu trùng sán còn phát hiện ấu trùng giun đầu gai với tỷ lệ cao như Hà Nội 4%, Hòa Bình 6% và Nam Định 2%.

Ếch nhiễm ấu trùng sán nhái, ký sinh và gây tổn thương ở mắt người là: Nam Định 20%, Hà Nội 32%; Hòa Bình 4%.

Đặc biệt nhất là loài cua chứa ấu trùng sán lá phổi chiếm 4%. Loài sán này sống dai, cua nướng đến vàng vỏ ấu trùng sán lá phổi vẫn còn sống 65%, và nướng cháy vỏ ấu trùng này vẫn còn sống 23,3%.

  Người dân rất thích ăn gói cả, cá om dưa, cả rán chưa chín kỹ...

Nguyên nhân của tình trạng này do nuôi cá nước ngọt phần lớn vẫn sử dụng nước thải hầu như không được xử lý.

Ngoài việc nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, độc chất từ nhà máy thải ra... nguồn nước ngọt này còn nhiễm các loại ký sinh trùng, trong đó có các loài giun sán truyền bệnh cho người.

Kết quả nghiên cứu nguồn nước tại các hồ nuôi và tưới ở các địa phương trên cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc... thuộc tầng đáy/bùn ở Nam Định là 42/44%; Hòa Bình 6/8%; Hà Nội 20/24%.

Tỷ lệ nhiễm đơn bào (gây các bệnh đường tiêu hóa như lỵ a míp, tiêu chảy kéo dài...) tại Hà Nội là 50% nước bề mặt, 58% bùn; Nam Định là 30/32%; Hòa Bình 20/22%.

Không chỉ là giun sán

Điều đáng lo ngại là mặc dù cá nhiễm ký sinh trùng, đơn bào nhưng hiện nay người dân rất thích ăn gói cả, cá om dưa, cả rán chưa chín kỹ...

Vì ăn cá chưa chín kỹ chắc chắn sẽ mắc bệnh. Nếu cá nhiễm đơn bào gây ngộ độc, tiêu chảy. nhiễm ký sinh trùng gây nhiều bệnh rắc rối, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Trong khi đó, không có biện pháp nào nhận biết ngay bằng mắt thường hay xét nghiệm nhanh tại chợ xem con cua, cá... nào bị nhiễm ký sinh trùng.

Nhiều người coi thường bệnh giun sán 

Nhiều người coi thường bệnh giun sán, nghĩ đơn giản rửa nước sạch, ngâm nước muối hoặc sục ozon là các loài ký sinh trùng gây bệnh sẽ bị trôi đi, hoặc ăn gỏi cùng thật nhiều gia vị sẽ giết được sán.

Nhưng xét nghiệm cho thấy: Trong gỏi cá đã chế biến và đưa vào sử dụng, ấu trùng sán lá gan còn sống đến 95%.

Đem ngâm các loại ấu trùng này vào nước 13 loại lá thường dùng ăn gỏi, sau 1 giờ chúng vẫn sống 95% và sau 4 giờ còn 93%. Khi vào c‌ơ th‌ể, nhiều loại giun sán gây nên nhiều bệnh nguy hiểm không kém các bệnh "nan y".

Chẳng hạn bệnh giun đầu gai, khi vào người thành các khối u chạy khắp nơi, điều trị thuốc đặc trị cả tháng trời không khỏi...

Nguy hiểm nhất là nhiễm các bệnh sán lá gan, sán lá phổi. Gần 100% các bệnh nhân bị sán lá gan nhỏ là do ăn gói cá, cua... sống.

Ở giai đoạn sớm bệnh không có triệu chứng lâm sàng, một số bệnh nhân rối loạn tiêu hóa nhẹ. Ở giai đoạn muộn bệnh biểu hiện bằng trạng thái đầy bụng, cảm giác như bị đau dạ dày, ăn mỡ thì mức độ đau tăng, khi lao động nặng người bệnh có cảm giác đau tức hạ sườn phải và vùng gan.

Sán lá gan nhỏ ký sinh trong đường mật, làm đường mật dày lên, làm thoái hóa mỡ gan, cổ trướng với kích thước gan to gấp 2 - 3 lần bình thường - gây ung thư gan.

bệnh gây sỏi mật, thậm chí nó chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ung thư đường mật. Gần đây, xuất hiện tình trạng nhiều người chưa ăn gỏi cá bao giờ cũng nhiễm loài sán này. Nguyên nhân nhiễm sán là do người bệnh ăn cá nấu chưa kỹ.    

Ngay tại chợ Hà Nội, phân tích ngẫu nhiên 600 mẫu cá nước ngọt được bày bán gồm 10 loài có đến bảy loài nhiễm ấu trùng gây bệnh cho người. Tỉ lệ thủy sản nhiễm sán tại các chợ rõ ràng cao hơn nghiên cứu ở hồ, ao nuôi cá địa phương.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật