Chủ cửa hàng hải sản tươi sống giúp nhận biết cua ghẹ bơm tạp chất

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo những người có kinh nghiệm thì không khó để nhận biết những con cua ghẹ đã bị “phù phép“ bằng tạp chất, hó‌a chấ‌t.
Chủ cửa hàng hải sản tươi sống giúp nhận biết cua ghẹ bơm tạp chất
Cua ghẹ còn tươi sống sẽ còn nguyên càng, đạp rất khỏe không giống như cua ghẹ đã chết càng thẳng đuột, không cử động.

Vừa qua, hình ảnh những con cua ghẹ đã chết được bơm tạp chất rồi trở nên tươi ngon, căng bóng được lan truyền mạnh mẽ trên mạng khiến nhiều người không khỏi hoang mang lo lắng.

Tại Việt Nam, từ các từ các tuyến phố đến các chợ, rất nhiều hàng hải sản được bày bán với nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng. Trong số đó, cua ghẹ luôn là thứ không thể thiếu. Nhiều người e rằng rất có thể, nhiều tiểu thương vì tư lợi cá nhân mà không ngần ngại làm biến hóa những con cua ghẹ đã chết, thậm chí đã bốc mùi thành tươi ngon theo cách của họ.

Bằng mắt thường hoàn toàn có thể nhận biết được...

Tuy nhiên, theo ý kiến của những người người bán hàng, đầu bếp kinh nghiệm, có uy tín thì việc nhận biết loại cua ghẹ tươi sạch và bị bơm tạp chất, không phải là khó, bằng mắt thường người tiêu dùng vẫn có thể nhận ra.

Anh Nguyễn Văn Lâm - chủ một cửa hàng hải sản tươi sống trên phố Nguyễn Thái Học (Hà Nội) cho biết: "Trước hết, khi mua cua ghẹ, để không mua phải loại bơm tạp chất, mọi người nên nhìn vào màu sắc của gạch.

Bà nội trợ đừng ngại bẩn, tanh mà hãy dùng tay khẽ vạch phần diềm mai phía cuối là có thể nhìn thấy phần gạch bên trong. Nếu phần gạch bên trong màu son tươi là gạch thật. Nếu thấy gạch màu đỏ nhạt hơi có ánh xanh thì đó là gạch giả của loại cua ghẹ kém chất lượng, thậm chí là đã chết.

Tốt nhất khi đi mua, mọi người nên mua loại vẫn còn sống, vẫn còn bơi được trong chậu, trong bể. Chọn con cua ghẹ vẫn còn mở mắt, còn nguyên càng, càng co duỗi được chứ không phải loại đã bị mất một vài càng và càng thì thẳng đuột, không cử động được.

Hơn thế, ngay cả lúc còn tươi, chưa qua chế biến, con cua ghẹ sạch sẽ có mùi tanh của hải sản tươi sống. Còn loại đã được bơm tạp chất, chắc chắn sẽ có mùi lạ. Trông màu sắc của chúng không thể nào tươi nguyên được như con ghẹ sống được.

Một điều cần chú ý nữa là khi mua cua ghẹ, cần xem kĩ xem trên thân chúng có vết kim tiêm hay lỗ thủng nào lạ không vì nếu có bơm tạp chất vào cua ghẹ thì người ta cũng phải có vật dụng để truyền vào. Người cua ghẹ cứng như vậy, chắc chắn phải dùng đến vật dụng như kim tiêm".

Cùng trao đổi về cách nhận biết cua ghẹ sạch và bị bơm tạp chất, anh Nguyễn Minh Tâm - một đầu bếp (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Con cua ghẹ đã chết được bơm tạp chất để "phù phép" trở nên tươi ngon sẽ rất khác loại còn sống. Dù có làm cách nào đi nữa thì người ta chỉ có thể làm cho chúng tươi, chắc mẩy lên mà không thể làm cho chúng sống lại được. Chính vì vậy, cách đơn giản là bà nội trợ nên mua loại còn sống nguyên.

Khi đi mua, người tiêu dùng nên thử ấn vào phần yếm của con cua ghẹ. Nếu là thấy yếm không bị lún, vẫn còn căng cứng thì đó là cua ghẹ tươi sống, còn nếu bị mềm, nhũn là cua ghẹ đã bị chết.

Ngoài ra, khi chế biến, gạch của ghẹ thật màu đỏ tươi, mịn, chắc nịch, ăn thấy vừa thơm vừa bùi ngậy. Trong khi đó, gạch bị làm giả lại có màu vàng nhợt, ăn vừa bở vừa nhạt, không thơm mà còn có mùi, thậm chí để ý kĩ ra thì nó không giống với gạch ở những con cua ghẹ thật mọi người vẫn từng ăn (vì nó được bơm tạp chất mà).

Hơn thế, thịt cua ghẹ tươi sống khi nấy lên sẽ ăn sẽ rất chắc, dai, và ngọt thơm. Không như loại cua ghẹ đã chết, thịt rất bở, nhão, ăn không thơm và nhạt. Vì vậy, nếu chưa nhận ra trong lúc chọn mua thì khi nấu xong, chị em nên để ý kĩ lại một lần nữa, xem có vấn đề gì bất thường hay không".

Trong thực tế, không chỉ cua ghẹ là mắt hàng tiềm ẩn nguy cơ bị bơm tạp chất, một loại hải sản nữa là tôm cũng rất hay bị bơm tạp chất. Trước đó, rất nhiều cơ sở đã bị bắt, phạt vì hành động sai trái này. Các địa bàn như: Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang... là những địa điểm thường xuyên phát hiện ra nhiều cơ sở bơm tạp chất vào tôm. Một dây chuyền kim bơm được đầu tư có gần 30 ống bơm, tạp chất lần lượt được đưa vào thân, vùng giáp ức với thân, phần đuôi tôm sú.

Theo đó, 1kg tôm sú sau khi bơm tạp chất vào sẽ tăng trọng lượng lên thành 1,1-1,2kg, đồng thời kích cỡ tôm cũng tăng lên. Khi kích cỡ tăng thì giá mua sẽ cao hơn.

Theo lời khai của chủ cơ sở, loại tạp chất này có tên CMC, trên bao gói ghi rõ ràng xuất xứ từ Trung Quốc. CMC được hòa tan với nước, cho ra một chất đặc sệt. Sau đó, được bỏ vào máy đánh cho nhuyễn trước khi bơm vào tôm. Tạp chất được cho vào máy chứa, sau đó dùng máy nén áp suất cao đưa đến từng đầu dây bơm.

Clip bơm hó‌a chấ‌t vào cua

Người bơm chỉ cần bóp nhẹ đầu kim bơm thì tạp chất sẽ theo đó đi vào tôm. Tạp chất được các đối tượng sử dụng phổ biến nhất là CMC và rau câu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật