Liệu Trung Quốc có cải cách nổi doanh nghiệp nhà nước?

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trung Quốc đang ngả về một nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng cách tân, đổi mới, tri thức và dịch vụ. Tuy nhiên, trong một bài báo mới đây, tờ Le Monde của Pháp đặt câu hỏi: “Liệu doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có cải cách nổi?“
Liệu Trung Quốc có cải cách nổi doanh nghiệp nhà nước?
Trong một nhà máy Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tờ Le Monde trích lời hai chuyên gia tài chính Andrew Sheng (thành viên Hội đồng Tư vấn về tài chính bền vững của Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc) và Tiểu Cảnh (Xiao Geng) - Giám đốc Diễn Đàn Tài Chính Quốc Tế - nhận định từ lâu nay, dư luận cho rằng việc Đảng cộn‌g sả‌n Trung Quốc tăng cường vai trò quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước có vẻ như đang là một bước thụt lùi trên con đường mở cửa.

Theo hai chuyên gia, Trung Quốc đang ngả về một nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng cách tân, đổi mới, tri thức và dịch vụ. Để các doanh nghiệp có thể khẳng định chỗ đứng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đặc biệt chú ý xây dựng kế hoạch cải cách.

Trong 30 năm vừa qua, các doanh nghiệp đã đưa Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới. Cũng chính các doanh nghiệp Trung Quốc là ngòi nổ kíc‌h thí‌ch xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong các lĩnh vực mà nhà nước độc quyền, như truyền thông, sản xuất năng lượng và trong các lĩnh vực chiến lược, như sản xuất thép, than đá và ngân hàng.

Tuy nhiên, nhiều hãng công nghệ như Alibaba hay Tencent đã thâm nhập thị trường sản xuất, làm rối loạn thị trường truyền thống của các doanh nghiệp nhà nước, bằng cách đáp ứng thật nhanh và hiệu quả nhu cầu xã hội. Các hãng này được hưởng nhiều lợi thế trong cạnh tranh, vì dựa vào các biện pháp cách tân, và sức mua của 1,3 tỉ dân Trung Quốc.

Mô hình lỗi thời khiến các doanh nghiệp nhà nước không bắt kịp xu hướng nói trên. Các doanh nghiệp nhà nước cũng đã không vượt qua được các thách thức về công nghệ mới, để có thể thay đổi được mô hình tăng trưởng, vốn thành công trong quá khứ.

Nhu cầu về sản phẩm lâu bền đã giảm, Trung Quốc giờ đây phải chuyển sang sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và phát triển dịch vụ. Do xuất khẩu giảm nên Trung Quốc phải kíc‌h thí‌ch tiêu dùng trong nước.

Điều hành cứng nhắc

Việc các doanh nghiệp nhà nước không có khả năng cải tổ đã hãm phanh sự phát triển. Các doanh nghiệp này tuy được hưởng nhiều ưu đãi về vốn vay, tài nguyên và quỹ đất, nhưng lại chịu sự kiểm soát cứng nhắc, luân chuyển cán bộ ở mức cao và chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Ví dụ: Đảng bổ nhiệm ban giám đốc doanh nghiệp. Để doanh nghiệp phát triển, cần có sự đồng thuận giữa những người này và các lãnh đạo chính trị.

Hiện nay, các cơ sở công nghệ tư nhân - trong đó có rất nhiều cơ sở lên sàn chứng khoán ở nước ngoài - thu hút phần lớn giá trị thặng dư, được tạo ra từ cách làm kinh tế mới. Vì thế các nhà hoạch định chính sách phải tìm ra cách tài trợ, để giải thể các doanh nghiệp nhà nước lỗi thời và phát triển các cơ sở mới.

Có vẻ như tính chất bất trắc của tình hình đã khiến chính quyền phải suy nghĩ lại về dự án cải cách, vốn ban đầu được khởi sự rất quyết liệt. Chính quyền Trung Quốc nghĩ rằng, khi hệ thống kinh tế tài chính được xây dựng trên cơ sở mạng lưới nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau, thì chỉ cần can thiệp vào một yếu tố duy nhất cũng đủ gây ra những hậu quả nặng nề.

Câu trả lời nằm trong các thách thức về "an ninh thông tin và cạnh tranh". Nếu các doanh nghiệp nhà nước tận dụng được ưu thế "kinh tế theo quy mô" (écomonie d’échelle), để tạo ra các "cơ sở nền tảng" (plate-forme) và dịch vụ giá rẻ, thì có thể góp phần quản lý việc sử dụng thông tin của các cơ sở tư nhân lớn và quản lý được các công ty nước ngoài khổng lồ như Facebook hoặc Google trên thị trường Trung Quốc.

Các ngân hàng nhà nước sẽ có thể đề xuất nhiều dịch vụ tài chính an toàn cho hàng triệu công ty vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp nhà nước cũng có thể liên kết với các đối tác tư nhân ở địa phương, để xây dựng và quản lý hệ thống giao thông, thoát nước ở đô thị, và để hỗ trợ các tổ chức kiểm soát an toàn thực phẩm, ô nhiễm và an ninh công cộng.

Các nhà chức trách Trung Quốc có lý khi suy tính kỹ trước khi vào cuộc. Đây sẽ là một thử thách lớn. Nhưng thử thách này không là gì cả so với các vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt, nếu vẫn duy trì mô hình kinh tế cũ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật