IMF lạc quan: Kinh tế Nga chỉ tăng trưởng âm có… 1,2%

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa cải thiện dự báo triển vọng GDP của Nga năm 2016 lạc quan thêm một chút, lên mức tăng trưởng âm 1,2%.
IMF lạc quan: Kinh tế Nga chỉ tăng trưởng âm có… 1,2%
Kinh tế Nga năm 2016 được dự báo sẽ giữ mức tăng trưởng âm

IMF giảm mức dự báo bi quan về nền kinh tế Nga

Ngày 14/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cải thiện đánh giá dự báo về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product) của Nga năm 2016 thêm 0,3%. Theo nhận định của IMF, mức tăng trưởng kinh tế Nga năm 2016 sẽ chỉ suy giảm đến mức 1,2%, những dự báo cho năm 2017 vẫn giữ nguyên.

Trước đó, tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten của Đức dẫn báo cáo nửa năm về Trung Âu, Nam Âu và Đông Âu của IMF cho biết, tình hình kinh tế Nga năm nay sẽ tiếp tục ở trong tình trạng thiếu thuận lợi và dự đoán rằng, mức suy giảm GDP của Nga năm 2016 sẽ là 1,5%.

Từ năm 2015 đến nay, nền kinh tế Nga phải chịu những tác động bất lợi lớn từ giá dầu không ổn định, khiến ngân sách nhà nước thất thu nghiêm trọng, thêm vào đó là các biện pháp cấm vận từ phía Mỹ và Liên minh châu Âu do cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine.

Tuy nhiên, Deutsche Wirtschafts Nachrichten dẫn báo cáo của IMF cho rằng, trong nửa cuối năm 2016, nền kinh tế Nga sẽ phục hồi sản xuất và nhu cầu tiêu dùng, dự kiến vào cuối năm 2016 lạm phát sẽ chậm lại ở mức 6,6%… Đến năm 2017, lạm phát sẽ giảm xuống còn 5%".

Tài liệu vừa công bố của IMF cho biết, bước sang năm 2017, có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nga sẽ diễn ra những chuyển biến đáng kể, tình trạng suy thoái có thể sẽ được ngăn chặn trong thời gian tới, đất nước quay trở lại chặng đường phát triển kinh tế.

IMF đánh giá, kinh tế Nga sẽ thoát khỏi đà xuống dốc và bắt đầu phát triển, khả quan nhất là tăng trưởng 1% và trong thời gian trung hạn, nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng hàng năm 1,5%. Trong khi đó, IMF lại tỏ ra hoài nghi về sự ổn định của khu vực đồng euro.

Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng lưu ý rằng, những đánh giá lạc quan này thuộc về ngắn hạn, diễn ra trong bối cảnh giá dầu đang tăng nhẹ. Còn trong tầm nhìn từ trung hạn trở nên, nguy cơ chính cho nền kinh tế của Nga vẫn là khả năng giá dầu tụt giảm.

Ngoài ra, Nga cũng chịu tác động từ cơn địa chấn Brexit. Việc nước Anh rời Liên minh châu Âu sẽ tác động rất lớn đến kinh tế của EU, mặc dù hai bên đang có những trừng phạt, cấm vận kinh tế qua lại nhưng chắc chắn là Nga cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của sự kiện này.

bình luận về những hệ quả mà nền kinh tế Nga phải chịu từ giá dầu giảm và Brexit, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga nói rằng, giá dầu cao trở lại nhanh chóng vẫn chưa dự đoán trước được, tuy nhiên, sự phụ thuộc của đồng rúp vào giá dầu đã giảm.

Theo ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga Elvira Nabiullina, dự báo lạc quan của các nhà chức trách Nga về tương lai của nền kinh tế đất nước chủ yếu dựa vào triển vọng sáng sủa của sự cải cách cơ cấu nền kinh tế giảm phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ.

Bà Nabiullina nhận định rằng, một vấn đề quan trọng hơn nữa là, với những tác động không nhỏ của cuộc cách mạng đá phiến ở Mỹ, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) phần lớn đã đánh mất khả năng tác động đến giá dầu.

Như ý kiến của bà Nabiullina, nước Nga sẽ có một thời gian phải sống trong điều kiện giá dầu thấp, cần chấp nhận đó là điều dĩ nhiên. Tuy nhiên, bà lưu ý rằng, mặc dù sự phụ thuộc của tỷ giá đồng rúp vào giá dầu giảm, trị giá của đồng rúp vẫn đủ cao.

Nga khẳng định là không sợ giá dầu giảm và Brexit

Về Brexit, nó không chỉ ảnh hưởng tới Anh và Liên minh châu Âu, mà còn gây ra những hậu quả với nền kinh tế thế giới, bởi giá dầu đã lao dốc, đồng bảng Anh, đồng euro cũng đang chịu sức ép, cùng với những biến động nghiêm trọng trên thị trường hàng hóa và các sàn chứng khoán.

Là một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu nên nền kinh tế của Nga chắc chắn cũng sẽ chịu ảnh hưởng của Brexit. Hiện nay, điều rất quan trọng là Nga phải phân tích thấu đáo những tác động, để kịp thời thông qua những giải pháp nội bộ để điều chỉnh nền kinh tế.

Theo lời bà Nabiullina, thị trường Nga đã nhẹ nhàng chấp nhận cú sốc đầu tiên từ quyết định của Anh rút khỏi Liên minh châu Âu, nhưng những hậu quả lâu dài của Brexit sẽ phụ thuộc vào các thỏa thuận cụ thể giữa Anh với EU và tác động của nó đến nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính.

Bà Nabiullina nhấn mạnh rằng, Ngân hàng Trung ương Nga luôn hướng tới mục tiêu của mình là ổn định nền kinh tế và thị trường tài chính, tiền tệ. Trong năm 2017, kinh tế Nga sẽ hướng tới mục tiêu không chỉ khôi phục mà còn tăng trưởng dương, giảm lạm phát xuống còn 4%.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật