Bảo vệ viện Nhi cản trở xe cấp cứu: Bác sĩ mổ xẻ về dịch vụ xe cứu thương

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bác sĩ Trần Văn Phúc - bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã có những chia sẻ từ bài học về câu chuyện xe cứu thương sau sự việc chặn xe cứu thương xảy ra ở bệnh viện Nhi trung ương.
Bảo vệ viện Nhi cản trở xe cấp cứu: Bác sĩ mổ xẻ về dịch vụ xe cứu thương
dịch vụ xe cứu thương đang tiềm ẩn triệu chứng của “căn bệnh“ nguy hiểm

Liên quan đến đoạn Clip một chiếc xe cứu thương vào bệnh viện Nhi Trung ương đón cháu bé 9 tháng tuổi về nhà chờ chết nhưng bị 2 bảo vệ bệnh viện ngăn cản; sự việc mỗi ngày lại có những biểu hiện leo thang mới, nó cho thấy loại dịch vụ này đang có những triệu chứng tiềm ẩn của một hiện tượng nghiêm trọng.

Tôi đã từng ở trong xe cứu thương với vai trò là một bệnh nhân. Và tôi cũng đã từng ở trong xe cứu thương nhiều lần với vai trò của một bác sĩ. Đặc biệt, tôi còn là người bỏ tiền thuê xe cứu thương tư nhân giá rẻ để đưa một người anh về quê Nghệ An chờ chết. Bởi vậy mà tôi thấu hiểu câu chuyện này. 

Rõ ràng cách ứng xử của 2 nhân viên bảo vệ là sai. Nhưng các phương tiện truyền thông dường như chỉ tập trung khai thác xung quanh yếu tố 2 nhân viên bảo vệ “quấ‌ּy rố‌ּi” anh lái xe cứu thương. Cơ quan công an đã vào cuộc, nhưng nếu chỉ phân định ai đúng ai sai để trừng phạt, thì tôi cho rằng việc làm đó giống như đang điều trị căn bệnh nghiêm trọng chỉ bằng thuốc giảm đau uống không đúng cách.

Tại sao tôi, hay người nhà cháu bé kia lại quyết định thuê xe cứu thương tư nhân? Xung quanh mỗi bệnh viện lớn luôn có nhiều xe cứu thương “chờ đợi” với nhiều mức giá khác nhau. Khi bệnh nhân xin về nhà chờ chết, thì xe cứu thương chỉ để sử dụng làm taxi, nên tôi hay bất cứ ai cũng sẽ chọn mức giá rẻ nhất để thuê. Vì lí do nào đó mà phải thuê xe cứu thương với giá quá đắt, thì những gia đình có hoàn cảnh khó khăn họ sẽ cảm thấy rất đáng ghét cái xe cứu thương ấy.

Nhưng vấn đề của xe cứu thương không chỉ đơn giản là tiền bạc.

dịch vụ vận chuyển bệnh nhân là một hệ thống rất phức tạp, trong đó có yếu tố quan trọng nhất là những người tham gia phải đủ kĩ năng đánh giá có hay không tình huống nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Đó là lí do tại sao người bệnh lại gọi xe cứu thương để phải chấp nhận chi trả đắt hơn, thay vì gọi taxi.

Với bệnh nhân cấp cứu, xe cứu thương không phải là chiếc thang máy vận chuyển họ đến bệnh viện. Tôi đã chứng kiến rất nhiều bệnh nhân được cứu sống bởi xe cứu thương có nhân viên y tế biết đánh giá đúng tình trạng bệnh tật trước khi vận chuyển, biết xử trí cấp cứu chính xác suốt dọc đường đi. Cơ hội sống của nhiều bệnh nhân sẽ bị tước mất, nếu dịch vụ vận chuyển và chăm sóc bệnh nhân thiếu tính chuyên nghiệp, xe cứu thương được trang bị kém, đội ngũ nhân viên không được đào tạo bài bản và thiếu kinh nghiệm.

Trong quá khứ, chúng ta đã từng thành công với những mô hình vận chuyển bệnh nhân rất phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, đặc biệt là thời kì chiến tranh. Thế kỉ 20, nước Mỹ tự hào vì đã “phát minh” ra những chiếc “xe cứu thương bay”, đó là những chiếc trực thăng hiện đại đảm bảo nhanh chóng về thời gian và đầy đủ phương tiện cấp cứu như một bệnh viện nhỏ. 

Bảo vệ bệnh viện Nhi Trung ương chặn xe cấp cứu khiến em bé t‌ử von‌g trên xe

Điều kiện y tế Việt Nam thời kì đó được thế giới đánh giá là “nguyên thủy”, bởi ngay trong bệnh viện cũng không đảm bảo điều kiện vệ sinh, không có phòng mổ đảm bảo vô trùng, không có đủ thuốc Penicilline, không đủ bình dưỡng khí, không đủ đường truyền tĩnh mạch.

Nhưng trong vận chuyển bệnh nhân, chúng ta đã có những sáng tạo tuyệt vời, đó là việc thành lập những tổ vận chuyển lưu động. Yếu tố quyết định tạo nên sự thành công chính là nhân tố con người, đội ngũ y bác sĩ rất chuyên nghiệp trong công tác khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, xử trí cấp cứu trước và trong quá trình vận chuyển. 

Số liệu thống kê trong 9 tháng của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, Hà Nội có tất cả 1.609 nạn nhân được chuyển từ chiến trường về mổ cấp cứu kịp thời, tỉ lệ t‌ử von‌g bệnh viện chỉ 1,33%; đó là con số mà bất kì nền y học tiên tiến nào cũng phải kinh ngạc.

Bước qua thời kì bao cấp, sẽ không còn cái thời nhân viên y tế cống hiến cho người nghèo cả cuộc sống của họ, để tương lai gần họ cũng sẽ trở thành người nghèo. Cho đến hôm nay, xe cứu thương đã chuyển thành một ngành nghề dịch vụ mới, nên đòi hỏi phải có sự thay đổi cả về tư duy nghề nghiệp, phương cách quản lí, cơ cấu tổ chức, đào tạo tay nghề theo đúng hướng dịch vụ chuyên nghiệp hóa. 

Chúng ta chưa quên vụ tai nạn mới đây trên đường Ái Mộ (Long Biên – Hà Nội) làm chết 3 nạn nhân, trong đó có cháu bé 7 tuổi nằm thoi thóp chờ xe cứu thương hơn 40 phút. Câu chuyện ầm ĩ quanh chiếc xe cứu thương ở bệnh viện Nhi Trung ương hôm nay tôi nghĩ không sớm thì muộn nó cũng sẽ xảy ra. Điều đó có nghĩa, dịch vụ vận chuyển bệnh nhân đã bắt đầu bộc lộ nhiều những bất cập cần phải thay đổi. Có thể nói, toàn hệ thống xe cứu thương mới chỉ phát triển số lượng, chứ chưa được cải cách theo đúng yêu cầu của nó.

Tôi đánh giá rất cao việc Bộ Y tế sớm cho phép tư nhân được tham gia vào dịch vụ vận chuyển bệnh nhân. Độc quyền xe cứu thương sẽ tạo nên tính chủ quan và kiêu ngạo của đội ngũ nhân viên, vì thế mà cần phải có nhiều các đơn vị khác tham gia để có lợi hơn cho người bệnh. 

Còn một điều quan trọng nữa, là người dân cần phải tiếp cận nhiều hơn nữa với thông tin dịch vụ xe cứu thương, để có những hiểu biết cần thiết. Sự hiểu biết ấy không chỉ giúp người dân có những lựa chọn xe cứu thương sáng suốt khi cần, mà còn thúc đẩy sự phát triển của toàn hệ thống.

Làm thế nào để dịch vụ vận chuyển bệnh nhân có hình thức quản lí tốt, điều hành thật khoa học, chất lượng chuyên môn cấp cứu cao, giá dịch vụ không bị đẩy lên quá mức, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các đơn vị phải thật sự lành mạnh; đó là những câu hỏi chỉ có lời giải đáp chính xác khi cả ngành y và xã hội cùng xắn tay vào cuộc.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6928
  1. Bệnh viện Nhi Trung ương thay đổi công ty cung cấp bảo vệ
  2. ‘Luật rừng’ của bảo vệ bệnh viện
  3. Luật ngầm xe cứu thương: Lãnh đạo bệnh viện đóng cổ phần?
  4. BV Nhi Trung ương: Tiết lộ sốc giá bán ‘lốt’ cho taxi ABC độc quyền
  5. Vụ bảo vệ bệnh viện chặn xe cứu thương: Người trong cuộc nói gì?
  6. Chặn xe, bệnh nhi tử vong: Lời cuối của người mẹ
  7. ​Đuổi việc ba bảo vệ trong clip chặn xe bệnh nhi hấp hối
  8. Động trời luật ngầm xe cứu thương
  9. Bảo vệ bệnh viện chặn xe cấp cứu chở trẻ sơ sinh: Lãnh đạo vắng mặt vì… thứ Bảy?
  10. Vụ bảo vệ BV Nhi T.Ư chặn xe cấp cứu: Kiếm chác trên nỗi đau người bệnh
  11. Lời kể uất nghẹn của mẹ nạn nhân vụ bảo vệ chặn xe cấp cứu
  12. Vụ chặn xe cứu thương: Người bóp bóng cho cháu bé lên tiếng
  13. Giám đốc bệnh viện Nhi xin lỗi toàn thể nhân dân
  14. Xuất hiện thêm clip vụ bảo vệ chặn xe cứu thương tại Bệnh viện Nhi TW
  15. Vụ chặn xe cấp cứu: ‘Bé tử vong trước khi rời bệnh viện’
  16. Lãnh đạo Bệnh viện Nhi không trung thực, người dân tung thêm bằng chứng tố cáo
  17. Bộ trưởng Tiến chỉ đạo kiểm tra gấp vụ ‘chặn xe cứu thương’
  18. Giám đốc BV Nhi TƯ nói về clip mới vụ ‘chặn xe cứu thương’
  19. Vụ việc ở BV Nhi TW: ‘Mong những người mẹ khác không phải chịu nỗi đau như mình’
  20. Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ bảo vệ chặn xe bệnh nhi hấp hối
  21. Vụ xe cứu thương bị cản trở tại Bệnh viện Nhi TW: Xuất hiện clip mới ghi lại sự việc
Video và Bài nổi bật