Người Việt lại ‘choảng’ nhau sau vụ phượt thủ Anh t‌ử nạ‌n Nổi bật

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều dân mạng cho rằng, Aiden Webb đã quá mạo hiểm với tính mạng đồng thời, họ chỉ trích lực lượng cứu hộ làm việc không hiệu quả.
Người Việt lại ‘choảng’ nhau sau vụ phượt thủ Anh t‌ử nạ‌n Nổi bật
Những hình ảnh cuối của Aiden Webb

Liên quan đến thông tin vụ phượt thủ người Anh t‌ử nạ‌n trên đường chinh phục đỉnh Fansipan, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn (Sa Pa, Lào Cai), những ngày gần đây, mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng: Aiden Webb đã quá liều lĩnh, chủ quan khi leo núi mà không có đồ bảo vệ, thực phẩm, dụng cụ y tế, người đồng hành hay dẫn đường địa phương.

Tài khoản Phùng Mỹ Trung viết: "Theo kinh nghiệm của tôi, bạn Aiden Shaw Webb tự tìm đến cái chết vì bạn ấy quá chủ quan và khinh thường những nguyên tắc cơ bản phượt nơi hoang dã.

Bạn ấy không quý trọng mạng sống do tự tin thái quá khi một mình phượt vào một khu vực rừng núi được xem như khó khăn và hiểm trở nhất Việt Nam".

Ngoài ra, không ít dân mạng lên tiếng, việc cứu hộ phượt thủ người Anh rất khó khăn, dễ gây nguy hiểm cho đội tìm kiếm.

Những lời chỉ trích này đã gặp phải sự phản đối từ nhiều người. Hoàng Bách bình luận: "Về lý, sự việc chưa được điều tra xong, chưa xác định được lý do cụ thể, bao nhiêu lỗi cá nhân, bao nhiêu phần rủi ro tai nạn. Xin đừng phán xét.

Về tình, người vừa mất, bạn bè và gia đình chưa hết bàng hoàng, không nên dùng hình ảnh người đã khuất để bình luận".

Huy Art - một thành viên hội phượt nổi tiếng tại Hà Nội khẳng định, những điều mọi người phán xét Aiden đều sai, vì chàng trai leo núi, chứ không đi du lịch thám hiểm.

"Đây là môn thể thao được châu Âu ưa chuộng. Họ sẽ leo đến đích bằng con đường ngắn nhất, vượt qua chướng ngại vật bằng tay không, không dùng bất cứ công cụ, thiết bị hỗ trợ nào, thức ăn cũng không, đôi khi chỉ mang 1 chai nước.

Aiden hoàn toàn không bị lạc, anh ấy lấy đường cáp treo để định vị. Các kiến thức sinh tồn khi bị lạc của bài viết không đúng trong trường hợp trên. Môn này cũng chỉ đi đơn lẻ hoặc nhóm siêu nhỏ, trong trường hợp cụ thể này thì không có bạn đồng hành cũng đúng", Huy Art cho hay.

Ngoài ra, mạng xã hội có rất nhiều bình luận chê bai đội cứu hộ làm việc chậm chạp, kém hiệu quả.

Không ít dân mạng chỉ ra rằng, Aiden mất tích 6 ngày (từ ngày 3/6) nhưng đến 9/6 mới được tìm thấy. Nếu công tác cứu hộ nhanh hơn, biết đâu khả năng chàng trai vẫn còn sống.

Hoàng Trương đưa ý kiến: "Với địa hình khó đi lại như vậy, nếu ở Mỹ, sẽ có máy bay trực thăng tham gia tìm kiếm. Nhưng ở Việt Nam không có nên việc tìm thấy Aiden chậm hơn nhiều?".

Trả lời câu hỏi này, Đặng Tiến Trung - thành viên nhóm Phượt Hà Nội tham gia cứu hộ, nhóm đầu tiên tiếp cận được th‌i th‌ể nạn nhân đã đăng tải lên Facebook một clip ngắn quay trọn vẹn quang cảnh nơi Aiden bị nạn cùng dòng chữ:

"Đây là lý do không thể dùng trực thăng ở khu vực này, gió quẩn mây mù thất thường, cứu hộ cứu nạn vô cùng khó khăn do thuộc khu vực địa hình nguy hiểm nhất dãy Hoàng Liên Sơn.

Bên cạnh đó, con đường Aiden chọn không có ai, kể cả dân bản địa đi vào đó cả. Lý do dùng flycam ở khu vực này vì nhanh gọn, dễ di chuyển, có thể len lỏi vào những hốc hác vách núi mà con người không vào được".

Còn nhớ, trước đó, ngày 7/11/2015, thông tin chàng trai tên T.T. (20 tuổi, quê Ninh Bình) sinh viên năm thứ hai, trường Đại học Công nghiệp Hà Nộ t‌ử nạ‌n trên cung đường phượt Y Tý (Lào Cai) vì bị xe tải chèn ép cũng khiến dân mạng xôn xao.

Bạn M.Thắng cảnh báo: “Mình từng đi phượt trên cung đường Y Tý (Lào Cai), đường nhỏ, khó đi lắm. Xe tải nhiều và chạy ẩu nên những ai chưa có kinh nghiệm phượt dễ gặp nạn ở địa điểm này. Bởi vậy, những bạn yêu thích xê dịch cần tìm hiểu kỹ cung đường mình sắp vượt qua để tránh tai nạn đáng tiếc như T.”

Trong khi đó, phượt thủ Quỷ Cốc Tử bày tỏ quan điểm: “Hiện tại, phong trào đi du lịch bụi phát triển mạnh mẽ. Có rất nhiều đội nhóm tự phát, không có nhiều kinh nghiệm nhưng lại muốn đi xa, chinh phục những cung đường khó. Điều này dẫn đến tai nạn đáng tiếc”.

Theo anh Quỷ Cốc Tử, các nẻo đường phượt chia thành 2 loại hình nhóm: nhóm có uy tín lâu năm được diễn đàn xác nhận và nhóm tự phát do một vài thành viên tự đứng ra khởi xướng.

Để có một chuyến đi an toàn, các phượt thủ nên lựa chọn những nhóm uy tín, có leader là người dày dặn kinh nghiệm, am hiểu địa hình và có thể kèm cặp theo sát các thành viên của đoàn.

Tìm thấy th‌i th‌ể phượt thủ người Anh Aiden Webb sau 6 ngày mất tích

Song song với đó, các phượt thủ cần trang bị đầy đủ kiến thức về địa hình, thời tiết của những nơi mà mình sắp đến. Đồng thời việc tương tác với các thành viên trong đoàn để cùng hỗ trợ nhau đi phượt là điều cần thiết.’

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6906
  1. Cô ruột Aiden Webb gửi lời cảm tạ đến cư dân mạng Việt Nam
  2. Vì sao du khách người Anh không mang đồ bảo hộ khi đi leo núi?
  3. Gia đình phượt thủ Anh cảm ơn cộng đồng mạng Việt Nam
  4. Công bố nguyên nhân tử vong của du khách Anh ở SaPa
  5. Nhờ nhà ngoại cảm tìm du khách Anh
  6. Du khách Anh ‘ăn cỏ cầm cự’ trước khi chết
  7. Hành trình đưa thi thể Aiden Webb ra khỏi rừng Hoàng Liên
  8. Người đầu tiên tiếp cận thi thể phượt thủ Aiden Webb nói gì?
  9. Phượt thủ người Anh tử vong ở Fansipan: Xin ngừng phán xét
  10. Vì sao đội tìm kiếm phượt thủ người Anh từ chối nhận 100 triệu?
  11. Chính thức bàn giao thi thể phượt thủ người Anh về cho gia đình
  12. Thi thể du khách người Anh được chuyển về Sa Pa
  13. Tâm sự rơi nước mắt của nhóm tìm kiếm phượt thủ người Anh
  14. Nhóm bạn trẻ tìm phượt thủ Anh tử nạn: Chúng tôi không làm vì 100 triệu đồng
  15. Thi thể du khách Anh sẽ được đưa xuống bằng cáp treo công vụ
  16. Hôm nay khám nghiệm hiện trường, đưa thi thể phượt thủ người Anh lên bằng cáp treo
  17. ‘Phượt thủ’ người Anh dự cảm trước cái chết?
  18. Bạn gái phượt thủ người Anh đang phải sống trong “ác mộng kinh hoàng”
  19. Bạn gái phượt thủ người Anh: ‘Anh ấy yêu cầu tôi không gọi cứu hộ...’
  20. Chân dung thanh niên Anh thiệt mạng ở Fansipan
  21. Tìm thấy thi thể ‘phượt thủ’ người Anh mất tích ở Fansipan
Video và Bài nổi bật