Thực phẩm góp 70% vào sức khỏe con người

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong cuộc sống ai cũng mong mình khỏe mạnh. Muốn khỏe mạnh, thì thức ăn, nước uống hằng ngày phải an toàn. Làm thế nào để có thực phẩm an toàn?
Thực phẩm góp 70% vào sức khỏe con người
QVK Miklos Suth đang lấy ví dụ với chiếc bánh trên tay - Ảnh: ND

Nhân dịp Ngài Dr. Miklós Suth, Quốc vụ khanh nước Cộng hòa Hungari, sang thăm Việt Nam và làm việc với Ủy Ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội, phóng viên PV đã phỏng vấn ngài về vấn đề an toàn thực phẩm đang được xã hội quan tâm, với sự có mặt của Đại sứ Hungari tại Việt Nam Vizi Lászlo.

Phóng viên:

- Thưa ngài, được biết chuỗi thực phẩm của Hungari hiện đươc coi là rất an toàn… 


Ngài Miklos Suth: - Đúng thế, đây là một hệ thống quản lí thực phẩm gọn nhẹ và hiệu quả, dường như chỉ có ở nước Cộng hòa Hungari.

- Việc quản lí hệ thống đó do những bộ, ngành nào chịu trách nhiệm?

- Duy chỉ có Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hungari quản lí.

- Việc này thực thi từ bao giờ và lý do gì Hungari làm như vậy, thưa ngài?

- Trước đây việc này do năm cơ quan, thuộc bốn bộ quản lí. Cũng mất tới bốn năm để sắp xếp lại. Trong cuộc cải cách quản lí, chúng tôi thấy rằng nếu để nhiều bộ, ngành cùng tham gia, kết quả an toàn thực phẩm chưa được như mong đợi của người tiêu dùng. Nên để một bộ quản lí là đúng đắn nhất.

- Xin ngài cho biết cụ thể hơn... 

- Mọi thức ăn đều từ nông nghiệp mà ra, như ngũ cốc, thịt, cá, rau, củ, quả. Cái bánh bích quy, tôi đang ăn đây (ông cầm chiếc bánh lên ăn), tôi đâu cần biết là nó an toàn đến mức nào. Tất cả phó mặc cho những người làm ra nó, từ khi gieo hạt đến khi thành sản phẩm, nhưng tất cả đều buộc phải tuân theo quy trình. 

Nhà nước chúng tôi đã quan tâm ngay từ hạt giống, con giống, gieo trồng, chăm bón, thu hoạch đến chế biến thành sản phẩm hàng hóa. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có một hệ thống kiểm tra gồm các kĩ sư trồng trọt, kĩ sư chăn nuôi, bác sĩ thú y, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư thủy sản, kỹ sư chế biến lương thực thực phẩm và tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. 

Tất cả đều trực tiếp theo dõi bằng chuyên môn của mình từng khâu trong chuỗi hệ thống an toàn thực phẩm khởi đầu từ hạt giống, quả trứng, con giống, như đã nói trên, đến khi cung cấp sản phẩm tận tay người tiêu dùng. Hệ thống chuỗi này, có “vấn đề” gì ở khâu nào là phát hiện được ngay. Mỗi công đoạn từ người nông dân đến người chế biến, là một mắt xích trong bộ chuyển động. Mắt xích nào cũng nâng cao trách nhiệm và được kiểm tra kĩ lưỡng.

- Để tiến đến có một guồng máy tốt như vậy, Cộng hòa Hungari đã trải qua những khó khăn gì, thuận lợi gì, thưa ngài? 

- Mọi sự thay đổi để phù hợp với xã hội là tất yếu, nên chúng tôi luôn tìm cách đổi mới. Cách đây ít năm thì Hung cũng không khác gì Việt Nam bây giờ.

- Bộ có cách gì để quản lí đến cấp cơ sở, thưa ngài?

- Hệ thống quản lí an toàn thực phẩm nói trên là do các doanh nghiệp, các chủ trang trại chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chính phủ và nhân dân. Tất nhiên tất cả mọi hoạt động của họ là tuân theo một hệ thống pháp luật chặt chẽ, phù hợp.

70% sức khỏe con người là do thực phẩm.


- Ngài có khuyến cáo gì với chúng tôi?

- Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, 70% sức khỏe con người là do thực phẩm. Mặt khác mối quan hệ giữa các nước muốn thân thiện thì phải hiểu nhau. Để hiểu nhau chỉ có hiểu ngôn ngữ của nhau và các phương tiện giao tiếp, trong đó có ẩm thực, cụ thể là những món ăn truyền thống của mỗi dân tộc. Ngôn ngữ Việt Nam khó quá. Vậy với chúng tôi chỉ còn, thông qua chuỗi thực phẩm để hiểu nhau hơn. Và tiến tới chúng ta sẽ trao đổi với nhau nhiều nông sản, thực phẩm. Cụ thể gần đây đã có đoàn chế biến thực phẩm từ Hungari đến Việt Nam thăm và làm việc. Rồi một đoàn doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm và chế biến đã đến khảo sát để xây dựng ở Việt Nam những cơ sở sản xuất theo quy trình công nghệ như của Hung.

- Xin hỏi ngài câu cuối cùng: An toàn thực phẩm bắt nguồn từ giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Bí quyết nào để kiểm tra và quản lí tốt ba thứ đó, thưa ngài?

- Đây là câu hỏi thú vị và nhiều cấp, nhiều người quan tâm. Không thể ngày một ngày hai có sự chuyển biến như mong muốn. Quá trình tổ chức lại hệ thống quản lí an toàn thực phẩm của Hungari phải mất bốn năm. Sáp nhập các cơ quan như đã nói ở trên, trong đó có bộ phận Bảo vệ Người tiêu dùng, tách từ Bộ Gia đình và Xã hội nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Và chúng tôi cho rằng Hungari là nước có Hệ thống an toàn thực phẩm tốt trên thế giới. Việc phân cấp trách nhiệm của nước Cộng hòa Hungari trước hết thuộc về các doanh nghiệp chế biến và các ông chủ trang trại. Về phía chính quyền có bộ phận kiểm tra thường xuyên chất lượng sản phẩm với phương tiện hiện đại và rà soát các văn bản pháp luật cho phù hợp.
.
- Xin cảm ơn ngài Quốc vụ khanh Dr. Mikloss Suth và Đại sứ Vizi Lászlos.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật