Cấy ghép đầu người – ý tưởng hoang đường hay thành tựu khoa học

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Được xem là một tham vọng vượt quá giới hạn của con người, nhưng những nỗ lực để sớm tiến hành việc cấy ghép đầu trên c‌ơ th‌ể người đang được gấp rút hoàn thiện, thậm chí đã có người sẵn sàng tham gia ca phẫu thuật ấy dù điều này còn đang gây ra không ít sự tranh cãi…
Cấy ghép đầu người – ý tưởng hoang đường hay thành tựu khoa học
Việc phẫu thuật ghép đầu người vẫn luôn là tâm điểm tranh cãi của dư luận. Ảnh tư liệu

Hành trình vượt giới hạn

Trên thực tế, ý tưởng điên rồ này có một lịch sử khá khủng khiếp. Năm 1908, nhà sin‌ּh l‌ּý học người Mỹ Charles Guthrie cấy ghép đầu cho một con chó và thấy lỗ mũi trên cái đầu hoạt động lại. Trong những năm 1950, người đi tiên phong trong công nghệ cấy ghép của Liên Xô, Vladimir Demikhov đã nối 20 cái đầu chó con vào thân chó trưởng thành mà vẫn giữ nguyên đầu cũ, sử dụng một “máy khâu mạch máu” để giảm thiểu thời gian không cần oxy. Những con chó này sống thêm được một tháng và ông đã ghi lại được những biểu hiện lạ lùng như cái đầu mới cố gắng cắn vào tai đầu cũ và “kéo như thể cố gắng tự tách mình ra khỏi c‌ơ th‌ể”. Nhà giải phẫu thần kinh Mỹ Robert White đã thực hiện thành công một ca ghép đầu trên một con khỉ vào năm 1970. Nó đã bị liệt từ cổ trở xuống nhưng đã có thể nghe, ngửi, nếm và di chuyển, tuy nhiên nó chỉ sống được 9 ngày. Và những nỗ lực để tiến hành một ca phẫu thuật lịch sử đã đến gần hơn bao giờ hết khi mới đây một nhóm các nhà giải phẫu do bác sĩ Ren Xiaoping ở ĐH Y Cáp Nhĩ Tân tuyên bố cấy ghép thành công đầu khỉ, mở đường cho cuộc cấy ghép đầu người trong thời gian sớm nhất. Theo tờ Motherboard, thông tin được bác sĩ người Italy Sergio Canavero đưa ra hôm 18-1-2016. Theo đó, nhóm các chuyên gia quốc tế do bác sĩ Ren dẫn dắt đã ứng dụng kỹ thuật mà bác sĩ Canavero đề xuất, dùng dao mổ cực sắc cắt qua tủy sống và hạ thấp thân nhiệt để bảo vệ não khỏi thương tổn thần kinh. Con khỉ trong ca cấy ghép đầu mới được duy trì sự sống trong 20 giờ vì lý do đạo đức. Bác sĩ Canavaro cho biết sau ca cấy ghép này, những thí nghiệm tiến hành trên t‌ử th‌i sẽ sớm được triển khai ở Trung Quốc. “Chúng tôi đã cấy ghép vài con khỉ để chuẩn bị cho ca phẫu thuật này năm ngoái”, tiến sĩ Ren xác nhận.

Tiến sĩ Ren, 53 tuổi, quê ở Cáp Nhĩ Tân, học và làm việc ở Mỹ hơn 15 năm trước khi bỏ vị trí giảng viên ĐH Y Cincinnati, về quê hơn ba năm trước. Ông được đồng nghiệp gọi là “Tiến sĩ Frankenstein”, nhân vật trong tiểu thuyết giả tưởng nổi tiếng của nhà văn Marry Shelley, thường được công chúng hóa trang trong lễ Halloween. Ông tuyên bố đã cấy ghép thành công đầu của một con chuột này sang c‌ơ th‌ể con khác năm 2013. Ông sẽ hợp tác với bác sĩ Canavaro thực hiện ca cấy ghép đầu người dự kiến diễn ra năm 2017 ở Trung Quốc. Não của bệnh nhân được làm lạnh ở mức 10-15 độ C để kéo dài thời gian tồn tại của tế bào trong điều kiện không có oxy. Sau đó họ nối phần đầu với c‌ơ th‌ể mới bằng một loại keo sinh học đặc biệt. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ ở trạng thái hôn mê khoảng 3-4 tuần và được ức chế miễn dịch.

Trước những thành công được ghi nhận trên động vật, bác sĩ phẫu thuật thần kinh người Italy Sergio Canavero tiết lộ ca phẫu thuật ghép đầu đầu tiên trên thế giới là một bệnh nhân Trung Quốc sẽ được thực hiện vào tháng 12-2017. Vị bác sĩ người Ý này tiết lộ trên báo Times of India rằng ông và đội ngũ để thực hiện ca phẫu thuật đã sẵn sàng cho ca phẫu thuật ghép đầu, vấn đề chỉ còn là kinh phí và rào cản đạo đức. Bên cạnh đó, ông này còn khẳng định rằng bệnh nhân có thể phục hồi khả năng đi đứng trong vòng một năm sau phẫu thuật. Tiến sĩ Canavero nói thêm rằng, bệnh nhân đầu tiên của ông sẽ là người Trung Quốc. Ê kíp phẫu thuật của ông sẽ ra mắt vào tháng 6 tới tại một hội nghị phẫu thuật thần kinh ở Maryland, Mỹ, gồm các bác sĩ đến từ nhiều nước như Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. Trước đó, Tiến sĩ Canavero từng tuyên bố là Valery Spiridonov, một chuyên gia công nghệ người Nga mắc chứng tiêu mòn cơ hiếm gặp. Tuy nhiên, ông Canavero giải thích anh Spiridonov sẽ không thể nhận một c‌ơ th‌ể hiến tặng tại Trung Quốc vì các lí do sinh học và đạo đức. Dù thừa nhận ca phẫu thuật tiềm ẩn rủi ro rất cao, nhưng ông Canavero tin sự thành công phụ thuộc vào việc làm lạnh cả người hiến tặng c‌ơ th‌ể và bệnh nhân ghép đầu xuống 12 độ C, để các tế bào không chết vì thiếu oxy trong quá trình phẫu thuật. Sau khi được ghép đầu, bệnh nhân sẽ được giữ trong tình trạng hôn mê trong nhiều tuần để hạn chế chuyển động của phần cổ mới được ghép, trong khi các điện cực sẽ kíc‌h thí‌ch tủy sống để tăng cường kết nối với chiếc đầu mới. Khi được đánh thức, bệnh nhân có thể cử động và nói chuyện ngay lập tức và sau khi được vật lý trị liệu chuyên sâu, bệnh nhân có thể đi lại trong vòng 1 năm sau đó.

Hình ảnh chú khỉ được các chuyên gia khoa học người Trung Quốc tiến hành phẫu thuật ghép đầu.

Sẽ có điều kỳ diệu?

Để chứng minh cho ý tưởng đặc biệt của mình trong một cuộc hội thảo khoa học, ông Canavero miêu tả cách để gắn tủy sống đã bị cắt đứt bằng một loại dao nano vô cùng an toàn vì nó hoàn toàn không gây tổn thương các dây thần kinh. Đầu tiên, bác sĩ trực chính sẽ cắt phần tủy sống thấp hơn điểm cần nối ghép, còn phần c‌ơ th‌ể hiến tặng sẽ được cắt cao hơn. Nghĩa là hai bên c‌ơ th‌ể đều cắt dài hơn giới hạn cho phép tầm 2- 3 cm để khi nối vào có thể ngăn chặn việc tế bào bị phá hủy trong quá trình tiếp nhận đầu với thân. Tiếp đến, khi ê kíp phẫu thuật sẽ dùng chất polyethylene glycol để gắn hai đầu tủy sống lại. Dòng điện sẽ được dùng để kíc‌h thí‌ch các dây thần kinh. Tuy nhiên, những ý kiến trái chiều vẫn đang nổ ra. Các bác sĩ hàng đầu trong ngành phẫu thuật và thần kinh học hoàn toàn không rõ ông Canavero sẽ làm cách nào để giúp máu tuần hoàn lên não chỉ trong vài phút. Vì việc đưa máu lên não nhanh sẽ giúp nạn nhân sống sót và tránh được tình trạng tổn thương não. Quan trọng hơn, việc tuần hoàn máu não giúp khôi phục hệ thần kinh phó giao cảm, phụ trách điều khiển nhịp tim, nhịp thở và tiêu hóa. Ông Canavero còn cố gắng dẫn giải thêm các thí nghiệm ghép đầu đã được thực hiện trên c‌ơ th‌ể động vật từ trước đó để củng cố cho phương pháp tân tiến của mình: “Phương pháp cấy ghép đầu này đã có tiền lệ trước đây. Các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện ghép đầu cho chuột thành công. Vào năm 1971, một thí nghiệm ghép đầu khác đã được thực hiện trên 2 con khỉ do bác sĩ Robert White trực tiếp tiến hành. Đầu của 1 con khỉ được ghép vào thân của con kia, hai con đều còn sống khi phẫu thuật. Thí nghiệm thành công một phần vì khi đầu được gắn vào c‌ơ th‌ể mới, con khỉ đã khôi phục các giác quan nhưng sau đó bị liệt từ cổ xuống và chết sau 9 ngày. Tôi học hỏi từ những thất bại đó rất nhiều! Và tôi đảm bảo cách làm của mình là tiên tiến và sẽ giúp ngư‌ời tìn‌h nguyện được sống cuộc sống mới hoàn toàn! Ca phẫu thuật dự kiến thực hiện vào năm 2017, các vị hãy mạnh dạn ủng hộ cho chúng tôi”

Nhiều bác sĩ cho rằng bác sĩ Canavero và ngư‌ời tìn‌h nguyện đều là hai kẻ vô cùng liều lĩnh. Ông Anzor Khubutia, GĐ BV cấp cứu Sklifosovsky trụ sở tại Nga cảnh báo: “Trước khi việc tái tạo tủy sống có thể thực hiện được thì cấy ghép đầu người vẫn là điều không thể!”. Chuyên gia cấy ghép hàng đầu của Bộ Y tế Nga, ông Sergei Gotye nói rằng: “Tôi không thể tìm ra câu trả lời cho vấn đề: Làm cách nào mà chiếc đầu được ghép có thể điều khiển được một c‌ơ th‌ể khác đã chết trước đó chỉ sau một ca phẫu thuật kéo dài 1 tiếng và quá trình phục hồi kéo dài 24 tiếng. Và tôi không chắc là bác sĩ Canavero biết câu trả lời”. Đồng ý hoàn toàn với ý kiến này, ông Arthur Caplan, nhà luân lý học sinh vật tại khoa Y ĐH New York nói rằng: “Ý tưởng đó thật điên rồ! ngư‌ời tìn‌h nguyện có thể sẽ phải chết một cách vô nghĩa”. Nhẹ nhàng hơn, những bác sĩ khác bày tỏ sự hoài nghi khá lớn về việc cầm máu cho ngư‌ời tìn‌h nguyện. Bác sĩ Raymond di‌eter làm việc tại khoa thần kinh của một BV ở miền Nam nước Anh chia sẻ: “Nếu trong khoảng từ 3-5 phút, máu không đưa lên não thì bạn sẽ chết. Khi bạn nhìn vào bên trong hộp sọ bạn sẽ thấy não hóa thành chất đặc sệt. Tôi khó lòng mà tin tưởng vào độ thành công của ca phẫu thuật vì thời gian 15 phút mà bác sĩ Canavero ước tính sẽ khiến nạn nhân mất rất nhiều máu và hoàn toàn có thể t‌ử von‌g”. Ngay cả người ủng hộ ca phẫu thuật, ông Marc Stevens, bác sĩ chỉnh hình đến từ Smithfield, Bắc Carolina cho rằng kĩ thuật điều trị chấn thương tủy sống cần phải được hoàn thiện hơn nếu muốn ca ghép đầu được thực hiện thành công.

Có thể thấy rằng, để kết luận việc phẫu thuật ghép đầu người là hành động của kẻ điên rồ hay cuộc cách mạng của khoa học thì vẫn cần tới thời điểm cuối năm 2017, khi mà cuộc phẫu thuật gây nhiều tranh cãi này được thực hiện, bởi dẫu sao thì cũng đã có ngư‌ời tìn‌h nguyện xin được tham gia chương trình này và vượt qua rào cản đạo đức biết đâu đấy một sự kiện mang tính đột phá trong nền y học sẽ xảy ra. Dù sao thì đến giờ có thể chắc chắn một điều rằng, tới thời điểm cuộc phẫu thuật được tiến hành thì những sự tranh cãi không chỉ trong giới khoa học mà còn trong cộng đồng xã hội vẫn sẽ tiếp tục.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật