‘Rùng mình’ nhìn trẻ em hồn nhiên tắm sông Hồng

Applecat Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên tiếp những vụ đuối nước T.Tâm vừa qua khiến bất cứ ai chứng kiến cảnh trẻ em hồn nhiên ra hai bờ sồng Hồng tắm không khỏi lo sợ.
‘Rùng mình’ nhìn trẻ em hồn nhiên tắm sông Hồng
Trẻ em làng chài Tân Tiến, Cổ Đô hồn nhiên tăm sông. Ảnh: H.Phương

Năm nào cũng có

Bà Nguyễn Thị Huệ ở Tráng Việt (Mê Linh, Hà Nội) cho đến bây giờ vẫn chưa hết bàng hoàng khi nói về vụ đuối nước T.Tâm cách đây gần 5 năm. Đó là một ngày hè năm 2011, 11 cháu đều người xã Tráng Việt sau khi đi ăn liên hoan ở đâu đó rồi rủ nhau ra lạch sông Hồng tắm. Do không biết bơi, 6 cháu đã chết đuối.

Bà Huệ cho biết, cứ vào mùa hè, không xã này thì xã kia, đâu đó ven sông Hồng lại có trẻ chết đuối. Theo bà Huệ, vào mùa hè, chỉ cách mé sông mấy sải tay nước đã sâu khoảng 2 - 2,5 m.

Không lâu sau đại tang ở Tráng Việt, xã Văn Khê (H.Mê Linh, Hà Nội), lại xảy ra vụ đuối nước T.Tâm khác. Sau khi tan học, 7 học sinh lớp 8 Trường THCS Văn Khê (xã Văn Khê, H.Mê Linh, TP.Hà Nội) đã rủ nhau ra khu vực sông Hồng đoạn chảy qua xã để chơi và tắm.

Hậu quả, 2 em Nguyễn Văn Trọng và Nguyễn Văn Duy, cùng 14 tuổi, học sinh Trường THCS Văn Khê, bị nước nhấn chìm, 5 em còn lại may mắn thoát chết nhờ được cứu.

Mới đây, người dân thôn Bồng Nai, Hồng Hà, Đan Phượng không khỏi bàng hoàng khi tìm thấy 4 người chết đuối. Đó là 4 thanh niên, rủ nhau ra bãi bồi sông Hồng chơi. Trong lúc mải mê trò chuyện, không may bị tụt xuống nước.

Sông Hồng là nguồn sống của hàng nghìn hàng vạn con người. Tuy nhiên, dòng sông cũng hung sữ lấy đi mạng người bất cẩn.

Biết nhưng đành chịu

Làng vạn chài Thắng Lợi, thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội, giống như bao làng chài khác, hoang vắng, xơ xác với những con thuyền xiêu vẹo, nằm ngổn ngang trên bờ bãi.

Ông Phan Văn Luận ngồi miệt mài gỡ những mắt lưới rối rắm sau đợt đánh bắt buổi sáng sớm cho biết, gia đình ông có 5 người, tất cả đều sinh sống trên chiếc thuyền chỉ rộng 12m2. Họ đều sống bằng nghề đánh bắt cá, vợ chồng và con cái thay nhau thả lưới trên sông, mỗi ngày bình quân 2 lao động đi làm kiếm được khoảng 200 nghìn đồng. Ở đây có 70 hộ gia đình cùng cảnh.

Theo ông Luận, trẻ em làng chài đều sớm ra sông mưu sinh giúp bố mẹ, có em buổi đi học buổi ở nhà ra sông, có những em học biết chữ, biết tính toán là nghỉ hẳn, nối nghiệp bố mẹ.

“Thành nếp rồi, trẻ phải giúp gia đình, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, biết tiếp xúc với nước là nguy hiểm nhưng vẫn phải chấp nhận thôi”, ông Luận nói.

Sông Hồng chỉ tính đoạn chảy qua thủ đô Hà Nội thôi đã rất nhiều xóm chài như thế.

Xóm chài nhỏ bé Tân Tiến, xã Cổ Đô huyện Ba Vì năm nào cũng chứng kiến xác người, ở đâu trôi dạt về. Theo những người vạn chài, trong số những con người xấu số đó, trẻ em chiếm một số lượng không ít.

Ông Vũ Sơn, ngư dân Cổ Đô bảo: “Dân vùng sông nước mà, trẻ chết đuối, biết mà không có cách nào quản lý”.

Hỏi ông tại sao không trang bị phao cho các em. Ông Sơn cười: “Cuộc sống gắn với sông nước, chẳng lẽ mang phao cả ngày. Với lại, dân nghèo cũng không tiện sắm phao”.

Xem Video: 9 học sinh lớp 6 chết đuối T.Tâm ở Quảng Ngãi

//

Gần trưa, những đám trẻ em, đứa nhỏ chỉ mới 4, 5 tuổi, đứa lớn hơn 10 tuổi tụm 5 tụm 7 rủ nhau ra sông đùa nghịch. Người làng chài nói đó là chuyện thường nhật. Tuy nhiên, nguy hiểm luôn rình rập các em. Đầu mùa hè, phải chứng kiến nhiều vụ đuối nước, không khỏi làm bất cứ ai rùng mình lo lắng khi chứng kiến.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật