Biển Đông: Đến lượt Ấn Độ khiến Trung Quốc lộ mặt trí trá

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lập trường của Ấn Độ về Biển Đông hóa ra không như những gì Trung Quốc tuyên truyền gần đây.
Biển Đông: Đến lượt Ấn Độ khiến Trung Quốc lộ mặt trí trá
Đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc Vikram Doraiswami

Đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc Vikram Doraiswami mới đây đã có những phát ngôn cho thấy lập trường của Ấn Độ về Biển Đông không như những gì Trung Quốc đã tuyên truyền sau cuộc họp ngày 18/4 giữa Ngoại trưởng các nước Nga, Trung Quốc và Ấn Độ (Hội nghị RIC).

Trong cuộc hội đàm do viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc (KIDA) tổ chức hôm 29/4, ông Doraiswami tuyên bố các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nên được giải quyết theo hướng bảo vệ tự do hàng hải và Ấn Độ sẽ giữ vị trí trung lập trong vấn đề này.

Đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc lập luận rằng, Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất của thế giới. Vì vậy, bất cứ động thái nào liên quan tới tuyến đường huyết mạch này cũng phải nhằm mục đích đảm bảo quyền thực thi tự do hàng hải.

Đại sứ nhấn mạnh nhấn mạnh rằng điều cần thiết bây giờ là các nước trong khu vực tìm ra một giải pháp cho phép cộng đồng quốc tế tiếp tục hưởng lợi từ tự do hàng hải, tự do thương mại hợp pháp ở Biển Đông chứ không phải tranh cãi về chủ quyền.

Tuy nhiên, ông Doraiswami khẳng định, Ấn Độ đứng trung lập về các tranh chấp ở Biển Đông. New Delhi “không có thẩm quyền đưa ra phán xét” về vấn đề này.

Ông Doraiswami cũng cho biết Ấn Độ nhìn nhận vụ kiện của Philippines liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông ở Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye (Hà Lan) là một quá trình hợp pháp và nước này đang chờ phán quyết của tòa.

Có thể thấy phát biểu của Đại sứ Doraiswami không như những gì báo chí Trung Quốc tuyên truyền sau cuộc họp ngày 18/4 giữa Ngoại trưởng các nước Nga, Trung Quốc và Ấn Độ (Hội nghị RIC). Ấn Độ vẫn giữ lập trường trung lập đối vớivấn đề Biển Đông.

Trước đó, đề cập đến tuyên bố chung của Hội nghị RIC, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc từng bình luận: “Tại một thời điểm nhạ‌y cả‌m như hiện nay, Ấn Độ đã bày tỏ thái độ tương tự Trung Quốc và Nga, cho thấy họ đã thay đổi quan điểm về Biển Đông”.

Tờ báo cũng nói lập trường New Delhi trong những năm vừa qua không ngả về bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng bây giờ đã tỏ ý “ủng hộ” Bắc Kinh.

Thậm chí, Tân Hoa xã còn “liệt” Ấn Độ vào danh sách hơn 10 nước “ủng hộ Trung Quốc trên Biển Đông”, trong đó có Nga, Pakistan, Fiji, Campuchia, Lào, Brunei...

Mặt khác, đây không phải là lần đầu Bắc Kinh bị phản ứng trong các tuyên bố về Biển Đông. Trước đó, Fiji và Campuchia lần lượt bác bỏ thông tin họ ủng hộ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông và đạt được thỏa thuận riêng với Bắc Kinh về vấn đề này.

Càng gần đến thời điểm PCA ra phán quyết về vụ kiện Trung Quốc của Philippines, Bắc Kinh càng đẩy mạnh vận động hành lang, lôi kéo các đồng minh châu Á, châu Âu và châu Phi ủng hộ mình, như thể họ đã “nắm trước” phần thua vậy.

Tờ Nhân dân nhật báo bản quốc tế hôm 28/4 còn đăng bài xã luận mặc cả với các nước đang được Trung Quốc vận động phản đối phán quyết của PCA: “Những quốc gia hữu hảo không nhất thiết phải ủng hộ hoàn toàn yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Chỉ cần họ ủng hộ phương pháp giải quyết tranh chấp mà Trung Quốc đưa ra và chống lại sự lạm dụng cơ quan tài phán của Philippines là được”.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hongkong) đã dẫn lời bà Bonnie Glaser, chuyên gia của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế (CSIS) chỉ trích quan điểm chối bỏ phiên toà của PCA. “Bắc Kinh nghĩ rằng với sức mạnh kinh tế, họ có thể ép các nước láng giềng chấp nhận sự thống trị của mình trên biển. Thực tế đã chứng minh họ sai lầm”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật