Lời phân trần của xóm trưởng ‘ăn’ gạo cứu đói để...g‌ּạ tìn‌ּh

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“lợi dụng chồng tôi đi vắng xa nhà, anh T. nói nếu tôi đi một đêm với anh ấy thì sẽ được nhận gạo”.
Lời phân trần của xóm trưởng ‘ăn’ gạo cứu đói để...g‌ּạ tìn‌ּh
Ảnh minh họa

Liên quan đến thông tin vụ dân tố xóm trưởng ăn bớt gạo cứu đói rồi quay sang g‌ּạ tìn‌ּh, ngày 26/4, ông Bùi Văn T. (xóm trưởng, trú tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương (Nghệ An) khẳng định không hề có những chuyện như vậy, toàn bộ là do chị Nguyễn Thị T. (27 tuổi, ở cùng xóm ông T.) vu khống.

Ông T. cho biết, không lấy một kg gạo nào của gia đình, con lợn giống chị T. nhận rồi mới giao cho chị gái nuôi. Còn việc dụ dỗ tình cảm thì chính chị T. nhắn tin, con và vợ ông đọc được nên mới xảy ra ẩu đả như vậy.

“Chính chị T. lên UBND xã nhận gạo và ký nhận, giấy trắng mực đen rõ ràng. Lâu nay muốn lấy gạo thì phải trực tiếp lên trụ sở lấy chứ không về xóm, thế thì tôi làm sao lấy gạo của chị ấy được. Còn về con lợn giống, chị T. nhận về, đưa cho chị gái là thỏa thuận giữa 2 người, sao giờ lại bảo tôi đòi tiền. Tôi không bao giờ làm chuyện như vậy”, ông T. nói.

Trong khi trước đó, chị Nguyễn Thị T. đã gửi đơn kêu cứu về việc số gạo cứu đói dịp Tết do Nhà nước cấp 2 năm nay được nhận không đầy đủ.

Theo trình bày của chị T., vào năm 2015, theo chủ trương của Nhà nước hỗ trợ gạo cứu đói cho dân, mỗi nhân khẩu 15kg gạo. Theo đó, gia đình chị T. có 4 người, tổng số gạo sẽ được nhận là 60kg gạo.

Tuy nhiên, khi chị T. lên UBND xã Thanh Mai ký nhận số gạo thì anh Bùi Văn T. lại chỉ cho nhận về 15kg gạo, còn 45kg gạo thì xóm trưởng này giữ lại. “Lúc đó tôi cũng không hiểu lắm. Đây là năm đầu tiên gia đình được nhận gạo cứu đói của nhà nước nên không hiểu được những quy định về số gạo được nhận. Ông T. là trưởng xóm nên nói gì thì tôi nghe theo”.

Đến tháng 10/2015, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho hộ nghèo, mỗi gia đình một con lợn về làm giống. Thế nhưng khi chị T. nhận lợn từ UBND xã về thì vị trưởng xóm này lại bảo nếu muốn nuôi thì phải đóng tiền là 600.000 đồng.

Do điều kiện gia đình khó khăn, chị T. không thể nào có đủ số tiền đó để nộp cho xóm trưởng nên đành trả lợn cho xóm. Theo lời kể của chị T., sau đó, ông T. đã bán lại con lợn giống đó cho chị N.T.M. (chị ruột của chị T., ngay cạnh nhà).

“Tôi không chịu, tôi nói lấy về cho con chứ trong nhà hết gạo ăn rồi thì ông T. đe dọa sẽ cắt hộ nghèo nếu không trả gạo. lợi dụng chồng tôi đi vắng xa nhà, ông T. nói nếu tôi đi một đêm với anh ấy thì sẽ được nhận gạo”, chị T. cho biết. Cũng bắt đầu từ đây, chị gặp nhiều chuyện phiền phức khi bị vợ xóm trưởng này nghi ngờ chị có “mối quan hệ” với ông T.

Về việc này, ông Phan Bá Thiện, Phó Chủ tịch xã Thanh Mai cho biết, gạo cứu đói và lợn giống cho người nghèo được Nhà nước hỗ trợ 100%, các gia đình không phải đóng một phí gì cả. Tất cả mọi người đều phải về trụ sở UBND xã ký nhận trực tiếp chứ không chuyển xuống xóm để tránh trường hợp mất mát.

Cũng liên quan đến chính sách hỗ trợ người nghèo của nhà nước, cách đây ít hôm, tại Thanh Hóa cũng xảy ra vụ cán bộ xã ăn bớt tiền. Theo phản ánh của bà Lục Thị Quyền (68 tuổi, ngụ thôn Quẻ, xã Xuân Lộc, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa), bà được nhà nước chi trả tiền trợ cấp xã hội nhưng không được nhận.

Theo đó, qua kiểm tra, hồ sơ của bà Quyền vẫn có chữ ký nhận tiền, nhưng kể từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2016, bà Quyền không nhận được số tiền trợ cấp là 17 triệu đồng. Trước sự việc trên, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu UBND xã này chỉ đạo ông Lê Văn Lợi, cán bộ chính sách xã Xuân Lộc nộp lại số tiền trên vào ngân sách, UBND xã có trách nhiệm giải thích và chi trả lại số tiền ông Lợi đã “ăn chặn” cho bà Quyền.

Sau sự việc trên, ông Lợi cũng đã mang hơn 12 triệu đồng đến trả cho bà Vi Thị Việt (76 tuổi, ngụ thôn Pà Cầu), người được hưởng chế độ 67 từ nhiều năm qua nhưng ông Lợi chiếm dụng không chi trả cho bà Việt.

Tường trình về sự việc trên, ông Lê Văn Lợi cho biết thời điểm năm 2013, 2014 do bố bị ốm nên ông Lợi xin nghỉ đi chăm bố suốt. Năm 2014, 2015 thì lại đi học nên đến tháng, quý mới làm bảng lương, do máy ở cơ quan đông anh em sử dụng nên trong lúc làm bảng lương cũng có sự sai sót. “Do tôi không để ý, tôi không cố tình lấy làm chi cả, vì một tháng chỉ có 180.000 đồng/suất thôi. Sau khi biết sai sót tôi cũng xuống các gia đình xin lỗi và hoàn trả lại số tiền” - ông Lợi phân trần.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật