Tổng thống Mỹ thăm Anh: Minh chứng tình đồng minh

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chủ đề chính trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Anh của Tổng thống Mỹ Barack Obama là bàn về vấn đề chống chủ nghĩa khủ‌ng b‌ố.
Tổng thống Mỹ thăm Anh: Minh chứng tình đồng minh
 Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Anh Cameron.

Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng nhất của Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm lần này là thuyết phục người Anh từ bỏ phương án Brexit (đưa Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu EU).

Việc Anh ở lại EU, theo giới phân tích, sẽ giúp cho Mỹ tiếp tục duy trì được ảnh hưởng tại châu Âu.

Tổng thống Mỹ ngày 22/4 đã chính thức đến Anh. Theo kế hoạch của Nhà Trắng, ông Obama sẽ tiến hành các cuộc đàm phán với Thủ tướng Anh David Cameron và gặp gỡ với Nữ hoàng Elizabeth II, người mới kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 vào ngày 21/4.

Chuyến thăm Anh của ông Obama sẽ kéo dài trong hai ngày. Trong ngày đầu tiên, ông Obama và phu nhân sẽ đến ăn trưa cùng Nữ hoàng và trở thành chính khách quốc tế đầu tiên được trực tiếp chúc mừng sinh nhật Nữ hoàng Anh.

Đáng chú ý, trong thời gian ông Obama ở Anh, tất cả các thiết bị bay không người lái sẽ bị cấm hoạt động ở London trong vòng 4 ngày nhằm mục đích bảo vệ an ninh.

quan hệ đồng minh đang bị thử thách nghiêm trọng

Theo tờ The Daily Telegraph, nguyên thủ hai nước sẽ trao đổi các vấn đề về cuộc chiến chống chủ nghĩa khủ‌ng b‌ố, tình hình ở Syria và cuộc xung đột ở Ukraine.

Tuy nhiên, chủ đề chính trong các cuộc đàm phán này là thảo luận về cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về quy chế thành viên của Anh trong EU (sẽ được tổ chức vào ngày 23/6 tới đây).

Nhiệm vụ quan trọng nhất của ông Obama là thuyết phục người Anh từ bỏ phương án Brexit. Theo nhận định của giới phân tích Anh, Anh là đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong nhiều năm qua nhưng hiện tại, quan hệ đồng minh đang bị thử thách nghiêm trọng.

Tổng thống Mỹ liên tục khẳng định rằng Anh không nên rời khỏi EU. “Liên minh châu Âu không làm cản trở đến ảnh hưởng của Anh mà ngược lại sẽ giúp Anh tăng cường ảnh hưởng.

Một châu Âu hùng mạnh không phải là mối đe dọa đối với vị thế thủ lĩnh toàn cầu của Anh. Mỹ, với tư cách là một đồng minh có ảnh hưởng, đảm bảo sẽ duy trì vai trò quan trọng của châu Âu trên thế giới.

Mỹ và thế giới rất cần đến khả năng ảnh hưởng của Anh tiếp tục được duy trì, trong đó có ảnh hưởng ở EU”- Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

“Tôi hiểu rằng hiện đang có nhiều bàn luận và tranh cãi về thời điểm tôi thăm Anh. Tôi thừa nhận rằng bản thân tôi muốn chúc mừng sinh nhật của Nữ hoàng Elizabeth II.

Tôi hiểu rằng ở Anh đang diễn ra một chiến dịch tương tự như chiến dịch (bầu cử) ở Mỹ. Vấn đề Anh có ở lại EU hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người dân Anh”- ông Obama bổ sung.

Ông Obama và ông Cameron. 

Đến để thuyết phục

Ngay khi ông Obama đến Anh, đã có hơn 34 nghìn người Anh ký vào đơn thỉnh cầu lên chính phủ yêu cầu ông Obama không đặt ra vấn đề liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý của người Anh và không gây áp lực lên London.

“Chúng tôi không bào giờ nghĩ rằng mình sẽ đến Mỹ để nói với người Mỹ nên bầu cử như thế nào”- các phương tiện truyền thông Anh trích dẫn.

Trong bối cảnh này, đáng chú ý hơn cả là tuyên bố của cựu Ngoại trưởng Anh Jack Straw: “Tổng thống Mỹ thật thông minh khi đưa ra ý kiến cho rằng chúng ta có nên tiếp tục là một phần của EU hay không.

Nếu như Thủ tướng Anh là Boris Johnson (Thị trưởng London) và ông Donald Trump là Tổng thống Mỹ thì tôi sẽ đề nghị ngài Idrison (Ngoại trưởng Kazakhstan) cấp cho tôi quy chế tị nạn chính trị ở Kazakhstan”- ông Straw nói một cách mỉa mai khi đang trong chuyến công du đến Kazakhstan.

Về phần mình, Thị trưởng London Boris Johnson cũng cáo buộc ông Obama “ngạo mạn” và tuyên bố rằng Washington “sẽ không bao giờ chia sẻ chủ quyền của mình với quốc gia khác”.

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên ông Obama tham gia vào các vấn đề của người Anh. Lần trước đó là ông Obama cũng tham gia ý kiến về cuộc trưng cầu dân ý ở Scotland về việc đi hay ở lại trong thành phần Vương quốc Anh. Người Scotland đang yêu cầu sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới nếu như Anh rút khỏi EU.

Cuộc trưng cầu dân ý trên của người Scotland cũng khiến ông Obama lo lắng. Trước khi cuộc trưng cầu này diễn ra, ông Obama đã bày tỏ hy vọng rằng người dân Scotland sẽ đưa ra “sự lựa chọn đúng đắn” và tiếp tục ở lại trong thành phần Vương quốc Anh.

“Chúng tôi có mối quan tâm sâu sắc đến việc một trong những đồng minh thân cận nhất của chúng tôi vẫn là một đối tác hùng mạnh, tin cậy, thống nhất và hiệu quả”- ông Obama phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Anh David Cameron tại Brussels.

 Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh.

“Những lời khuyên” của Obama có thể là “trò đùa độc ác”

Theo nhà phân tích Dmitri Abzalov, Giám đốc Trung tâm bối cảnh chiến lược Nga, Mỹ đang rất cần đến vai trò của Anh trong EU vì điều này sẽ giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng lên EU. Mỹ rất cần đến việc Anh tiếp tục ở lại EU nhằm cân bằng và gây ảnh hưởng lên chính sách của lục địa già (tức là chính sách của Đức và Pháp).

“Khi David Cameron trở thành Thủ tướng Anh, lời hứa quan trọng nhất là sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc đưa Anh rút khỏi EU. Một mặt, ông Cameron không thể không tổ chức cuộc trưng cầu dân ý này nhưng mặt khác, ông Cameron lại không muốn anh rút khỏi EU.

Mỹ cần đến Anh ở lại EU vì đây là cách để tiếp cận với chính sách của châu Âu. Nếu không có Anh, EU sẽ không cần đến m‌ỹ n‌ữa vì ảnh hưởng của EU lên Mỹ đang suy giảm. Chính vì vậy, ông Obama mới phải ra sức thuyết phục Anh ở lại EU”- Dmitri Abzalov nhận định.

Theo Dmitri Abzalov, hiện tại London và Brussels đang mất đi mối quan hệ đối tác chiến lược nên vai trò hàng đầu trong EU đang chuyển sang cho Pháp và Đức.

Điều đó có nghĩa là EU đang ngày càng độc lập về chính trị khỏi Mỹ. Tuy nhiên, sự can thiệp và “những lời khuyên” của ông Obama có thể trở thành “trò đùa độc ác” đối với kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vì “những lời khuyên” này có thể bị dân Anh coi là sự can thiệp từ bên ngoài nên sẽ gây ra các hiệu ứng ngược.

Người dân Anh nói chung không thích bị Mỹ gây áp lực.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật