Cận cảnh giải cứu tàu ngàn tấn mắc cạn

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gần nửa tháng sau khi bão số 9 trôi qua, 3 con tàu mắc cạn tại bãi biển Nguyễn Tất Thành- Đà Nẵng tưởng chừng bị “xẻ thịt” để lấy xác đóng lại đã được giải cứu.
Cận cảnh giải cứu tàu ngàn tấn mắc cạn
Xúc cát dưới thân tàu để tạo đường thông dưới đáy tàu

Ông Nguyễn Văn Nhung, giám đốc Xí nghiệp trục vớt và xây lắp Đà Nẵng đã đưa ra phương án giải cứu đơn giả mà chi phí thấp. Với 3 con tàu trên, ông chỉ hợp đồng giá từ 700 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng, rẻ hơn nửa so với nhiều công ty áp giá ban đầu (khoảng 2- 3 tỷ/ 1 con tàu). Mỗi tàu chỉ thực hiện trong vòng 5 ngày.

Điều đáng nói là phương án ông Nhung đưa ra không ảnh hưởng gì đến luồng lạch, sạt lở kè, đường Nguyễn Tất Thành như ngành chức năng lo ngại trước đó.

Kéo phao qua để bơm hơi vào, khoảng 3 kg áp suất/ 1 phao
Phao vừa được bơm để nâng tàu ngàn tấn lên (trái).  Tàu Thành An 27 khoảng 650 tấn thì cần khoảng 10 phao như thế này.

Với cách làm dùng máy múc cát loại nhỏ tạo một luồng dưới thân tàu vừa đủ để kéo chiếc phao cao su qua phía dưới đáy. Sau đó bơm vào mỗi phao khoảng hơn 3 kg áp suất. Mỗi phao được ông Nhung mua từ Trung Quốc với chất liệu cực kỳ đặc biệt, dài 25 m, cao 1,5m, lớp cao su đặc biệt dày 3 cm, giá khoảng 100 triệu đồng/ phao với sức chịu đựng lên đến 75 tấn.

Tàu trượt dễ dàng khi đặt dưới các túi phao cao su
Ông Nhung, “nhạc trưởng” giải cứu tàu ngàn tấn

Trong quá trình bơm hơi vào phao thì phải néo 4 góc để con tàu không bị trượt. Sau khi tàu “nằm” trên phao, hẫng khỏi mặt đất thì dần dần đẩy nó như trên con trượt. Lần thay nhau, phao nối phao ra cách bờ khoảng 100m thì bơm hút cát để tạo luồng, chờ lúc thủy triều lên thì cho tàu kéo ra khỏi vịnh Đà Nẵng.

Dùng máy bơm áp suất loại "khủng" mới bơm đủ hơi vào phao cao su
Người dân tụ tập xem giải cứu tàu mắc cạn.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật