Hủy thầu đường ống nước sông Đà: Hà Nội nên làm gì?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hay nhất là hủy thầu, tổ chức đấu thầu lại, thuê tư vấn đấu thầu và quản lý dự án nước ngoài có uy tín để giúp chủ đầu tư.
Hủy thầu đường ống nước sông Đà: Hà Nội nên làm gì?
Ảnh minh họa

Lỗi bên nào bên đó chịu

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi văn bản cho Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng (Vinaconex - chủ đầu tư dự án) nêu rõ: sẽ tạm dừng ký hợp đồng để nghiên cứu, đánh giá kỹ các vấn đề liên quan đến dự án.

Trước lo ngại của lãnh đạo Vinaconex về việc phải đền bù tiền cho việc hủy thầu, trao đổi với Đất Việt, TS Phạm Sanh - chuyên gia giao thông cho biết: "Tạm dừng ký hợp đồng và hủy hợp đồng là hai việc hoàn toàn khác nhau.

Đường ống sông Đà: Chính phủ đồng tình với Hà Nội

Chúng ta có thể tạm hiểu, gói thầu cung cấp ống gang dẻo của dự án cấp nước chuỗi đô thị phía Tây Hà Nội giai đoạn 2, đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu, mới xong kết quả đánh giá chứ chưa ký hợp đồng.

Chưa ký hợp đồng thì làm gì có chuyện hủy và chấm dứt hợp đồng để phải gánh chịu hậu quả đền bù hợp đồng.

Việc quyết định tạm dừng chưa ký hợp đồng là thẩm quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của Chính Phủ, khi có dấu hiệu thông thầu, gian lận, tiêu cực hoặc chưa đảm bảo tính công khai minh bạch, công bằng và hiệu quả của hoạt động tổ chức đấu thầu theo quy định Pháp Luật.

Như vậy, chúng ta đang ở tình huống gia hạn kéo dài thời gian hiệu lực gói thầu để làm rõ các ý kiến đề nghị lên Thủ Tướng Chính phủ của UBND TP Hà Nội. Và giả sử có hủy thầu, thì theo luật đấu thầu 2013, lỗi bên nào bên đó chịu (nếu có quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu).

Theo thông lệ thế giới, ngay cả lỗi tư vấn và bên mời thầu, nhà thầu ít khi tính toán chi li cho chi phí lập hồ sơ dự thầu, do chi phí rủi ro này không bao nhiêu.

Ngay cả chi phí thăm nhà máy, tìm hiểu thực tế, bên A phải chịu vì đã được tính trong tổng mức đầu tư, nếu bên B có bỏ tiền ra mời cũng được hiểu là chi phí quảng cáo marketing của nhà thầu".

Một yếu tố quan trọng khác được TS Phạm Sanh nhấn mạnh đó là, nếu quy trình đấu thầu không tuân thủ các quy định thì huỷ kết quả đấu thầu để đấu thầu lại là hoàn toàn phù hợp, chúng ta không phải đền bù.

"Rất tiếc, hiện nay Vinaconex và Chủ đầu tư vẫn nói việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc vừa rồi đã theo đúng quy định, theo đúng quy trình thủ tục, theo đúng yêu cầu hồ sơ mời thầu, lại được Trung tâm hỗ trợ đấu thầu của Bộ Kế hoạch và đầu tư thẩm định.

Theo tôi, chúng ta ưa vịn vào quy định, trình tự thủ tục, nhưng ít chú trọng vào kiểm tra kiểm soát, có quản lý nhưng không kiểm soát thì cũng là quản lý chưa đủ.

Các dự án đầu tư hạ tầng ở Việt Nam lại còn hiện tượng các đơn vị tư vấn, cả các đơn vị thẩm tra thẩm định, thường dựa theo ý kiến chỉ đạo “bất thành văn” của nhà đầu tư, thậm chí hứng chịu đủ mánh khóe của các nhà thầu.

Với nhà thầu Trung Quốc, hiện nay cũng lắm ý kiến, bị chê quá nhiều. Theo tôi, trước hết phải trách mình rồi hãy trách người.

Dè dặt khi lựa chọn nhà thầu Trung Quốc cũng quá đúng với những gì chúng ta từng gánh chịu trong thời gian vừa rồi, nhưng cũng phải xử lý chế tài thật nghiêm với các cá nhân đơn vị Việt Nam có trách nhiệm liên quan.

Như câu chuyện sự cố đường ống nước Sông Đà giai đoạn 1, từ đánh giá nguyên nhân sự cố đến xử lý trách nhiệm, rút kinh nghiệm…, đều chưa rõ ràng, quá nhẹ nhàng", ông Sanh lý giải.

Hay nhất là hủy thầu

Tiếp cận vấn đề ở góc độ khác, theo ông Sanh, dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông, do Vinaconex làm nhà đầu tư theo hình thức BOO, là một dự án cấp nước đô thị quy mô lớn với tổng mức đầu tư gần 6.500 tỷ đồng, giai đoạn 1 công suất 300.000 m3/ngày và giai đoạn 2 nâng lên 600.000 m3/ngày.

Hiện đã xong giai đoạn 1 đi vào hoạt động từ năm 2009, phục vụ cho nhu cầu dùng nước cho khu vực phía Tây, Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Rất tiếc, sự cố đường ống bằng vật liệu mới đã xảy ra liên tục.

Chính phủ đã đồng ý Vinaconex tiếp tục thực hiện giai đoạn 2. Chủ đầu tư Viwasupco đang tiến hành lựa chọn nhà thầu cung cấp khoảng 21 km ống gang dẽo đường kính 1.800 mm, vừa có kết quả đánh giá lựa chọn nhà thầu Trung Quốc Xinxing, thì có nhiều ý kiến dư luận lẫn chuyên gia không đồng tình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật