Nạn nhân được đắp chiếu ‘sống lại’: Chi hàng trăm triệu đồng vì không có bảo hiểm y tế

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gia đình nạn nhân bị tai nạn được đắp chiếu, thắp hương rồi ‘sống lại’ đã phải chi hàng trăm triệu đồng chữa bệnh cho con vì không có bảo hiểm y tế.
Nạn nhân được đắp chiếu ‘sống lại’: Chi hàng trăm triệu đồng vì không có bảo hiểm y tế
bệnh nhân B. hiện đã tỉnh dậy, tay trái bị cắt bỏ

Bà H. mẹ nạn nhân vụ tai nạn giao thông đã được đắp chiếu, thắp hương sau đó ’sống lại’ cho biết, vì không có bảo hiểm y tế nên gia đình bà phải chạy vạy vài trăm triệu đồng để trả tiền viện phí cho con.

Đầu tháng 3, anh B. 31 tuổi, bị tai nạn giao thông trên quốc lộ 37 đoạn qua xã Quốc Tuấn (Nam Sách, Hải Dương).

Sau tai nạn, anh B. nằm bất tỉnh khiến nhiều người tưởng anh đã chết nên đắp chiếu, thắp hương. Không ngờ, một lúc sau, anh B. ‘sống lại’ và được đưa đi cấp cứu tại Hải Dương rồi chuyển ra BV Việt Đức, Hà Nội.

Anh B bị gẫy 2 chân, 2 tay và  xương sườn, tình trạng rất nguy kịch. 1 cánh tay bị cưa bỏ. Sau gần 1 tháng nằm viện, anh B. đã tỉnh táo trở lại.

Bà H. mẹ anh B. mừng vui khôn xiết kể về tình trạng của anh nhưng vẫn không giấu được những giọt nước mắt xót xa.

Việc điều trị cho anh B. tốn kém hàng trăm triệu đồng vì anh không có bảo hiểm y tế nên gia đình phải lo chạy tiền khắp nơi chữa bệnh cho con.

Bà H. cho biết, con bà vốn khỏe mạnh nên chả ai nghĩ đến việc mua bảo hiểm, giờ bị tai nạn thế này mới thấy cần lắm.

Không chỉ gia đình bà H. mà nhiều gia đình khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khi đồng loạt giá 1.887 dịch vụ y tế được điều chỉnh theo quy định từ tháng 3/2016.

Việc áp dụng giá viện phí mới này là nỗi lo với những người chưa tham gia bảo hiểm y tế.

Tiền viện phí là nỗi lo lớn của những người không có Bảo hiểm y tế 

Tâm lý chủ quan với bệnh hay tiếc 621 nghìn đồng cho một thẻ bảo hiểm y tế vô tình làm mất đi cơ hội sống của nhiều bệnh nhân.

Tại khu lưu trú cho người nhà bệnh nhân (bệnh viện Bạch Mai), bà Hà Thị Nhanh (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chia sẻ: “Chồng tôi bị ung thư phổi. Lần đầu vào bệnh viện Bạch Mai làm xét nghiệm chẩn đoán vì gấp rút chưa kịp làm bảo hiểm nên trong vòng nửa tháng, gia đình tiêu tốn hết gần 25 triệu đồng.

Vay mượn họ hàng không đủ, tôi phải đi “vay nóng” để lo chữa chạy cho chồng. Cứ nghĩ chú chẳng mấy khi đau ốm nên cũng không mua Bảo hiểm y tế làm gì.”

Thẻ Bảo hiểm Y tế là “tấm bùa hộ mệnh” cho nhiều bệnh nhân bệnh nặng 

Có trường hợp, bố mẹ nghĩ con còn bé nên không cần mua bảo hiểm y tế nhưng không ngờ con mắc trọng bệnh.

Trường hợp của em Q., mắc bệnh ung thư máu được điều trị tại viện huyết học – Truyền máu Trung ương là một ví dụ. Khi em mắc bệnh, mọi người trong nhà không hề hay biết.

Chỉ đến khi sốt cao và tái nhợt đi, bố mẹ mới hốt hoảng cho con vào viện. Song, vì không có Bảo hiểm y tế, mọi khoản chi tiêu thuốc men gia đình phải tự chi trả. Số tiền cả trăm triệu đồng là ngoài sức tưởng tượng của gia đình không mấy khá giả.

Người mẹ khắc khổ ôm con vào lòng, nói trong nước mắt: “Nếu không vay chạy được tiền thì đành phải đưa con về chứ biết làm sao?”

Nỗi lo về viện phí, thuốc thang khi không có Bảo hiểm y tế thực sự áp lực mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Đến khi chi phí điều trị lên tới cả trăm triệu đồng, người dân mới nhận ra Bảo hiểm y tế chính là “tấm bùa hộ mệnh”.

Ở khu lưu trú của bệnh viện Bạch Mai, hầu hết là những người ở đây có thẻ bảo hiểm y tế.

bệnh nhân đa số mắc bệnh nguy hiểm, mãn tính, người mắc ung thư, chạy thận nhân tạo, phẫu thuật tim,…

Một người nhà bệnh nhân cho biết: "Ở đây, dù nghèo nhưng ai cũng phải có bảo hiểm y tế hết. Không thì 5 -7 ngày chẳng còn tiền để “chiến đấu” tiếp, chỉ còn nước nằm nhà chờ chết thôi".

Không ít người khi vào viện mới tá hỏa vì không có tiền trả viện phí, cũng chính lúc đó, giá trị của Bảo hiểm y tế mới phát huy tác dụng.

Xem Video: Vì sao người dân không mua bảo hiểm y tế? 

//

Tuy nhiên, theo quy định, cơ quan Bảo hiểm chỉ chấp nhận chi trả khi người bệnh mua bảo hiểm trước khi nhập viện tối thiểu 3 tháng. Do đó, không ít ca bệnh nặng phải ngậm ngùi… xin về chờ chết vì không có tiền chi trả.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật