Tác hại khủng khiếp của hó‌a chấ‌t vàng ô nhuộm măng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thông tin măng tươi được nhuộm vàng bằng chất vàng ô khiến nhiều người tiêu dùng rất lo lắng, khi măng là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người.
Tác hại khủng khiếp của hó‌a chấ‌t vàng ô nhuộm măng
Chất vàng ô có tên là Auramine O còn tên hóa học là Diarylmethane.

Đáng nói hơn chất cấm Aurmine là một chất nhuộm vải, theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO (IARC) đây là chất đứng hàng thứ 5 trong 116 chất gây ung thư hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phân biệt măng chứa hó‌a chấ‌t qua các mẹo đơn giản sau đây.

Chất vàng ô, một loại hó‌a chấ‌t độc hại được tìm thấy ở 7 trên 9 mẫu măng có màu vàng được Đà Nẵng gửi vào TP.HCM kiểm nghiệm.

Đây là con số được ông Nguyễn Tứ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Đà Nẵng cho biết hôm 31/3. Theo đó, trong 9 mẫu măng Đà Nẵng gửi vào Trung tâm phân tích thí nghiệm (Sở Khoa học Công nghệ TP HCM) kiểm nghiệm thì chỉ có 2 mẫu măng màu trắng tự nhiên không có chất vàng ô; còn 7 mẫu măng tươi có màu vàng đều phát hiện tồn dư chất vàng ô (Auramine O).

Ngay sau khi phát hiện sự việc, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Đà Nẵng đã yêu cầu những người liên quan dừng ngay việc bán và chế biến măng có chất cấm này, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng măng chứa chất vàng ô, mà chỉ nên sử dụng măng tươi.

Hồi tháng 1/2016, tại TP Hồ Chí Minh, cơ quan chức năng cũng phát hiện tại một cơ sở sản xuất chế biến 7 tấn măng tươi và hơn 300 kilogam măng đã ngâm hó‌a chấ‌t tạo màu. Tại đây, các công nhân đã sử dụng một muỗng nhỏ hó‌a chấ‌t phụ gia cho vào nước để ngâm khoảng 1 tấn măng tươi ở công đoạn sau khi luộc chín và sau 5 giờ cho ra sản phẩm măng màu vàng tươi dù trước đó làm màu trắng đục.

Tác hại của hó‌a chấ‌t vàng ô

Chuyên gia thực phẩm Phạm Nam cho biết, chất vàng ô có tên là Auramine O còn tên hóa học là Diarylmethane. Chất này dạng huỳnh quang, hạt mạ vàng dễ tan trong nước và cồn. Điều cần được nhấn mạnh là chất này được dùng trong nhuộm vải, giấy, quét tường. Không có khuyến cáo hay được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Thực chất hành vi sử dụng trong thực phẩm là do người bán, người sản xuất bất chấp sức khỏe người tiêu dùng để tạo màu. Vì cái lợi trước mắt họ đã bất chấp tất cả khiến cho người ăn và sử dụng sản phẩm phải chịu hệ lụy lâu dài.

Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO (IARC) chất vàng ô là chất đứng hàng thứ 5 trong 116 chất gây ung thư hàng đầu trên thế giới.

Đáng lo ngại là chất vàng ô độc hại đến mức tổ chức ung thư thế giới IARC đã xếp chất này vào hàng gây ung thư nhóm 3, tức là khả năng gây ung thư cao. Bộ NNPTNT đã ban hành Thông tư số 42 về danh mục bổ sung hó‌a chấ‌t, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam. Theo đó, bổ sung 5 loại vàng ô vào danh mục này gồm: VAT YELLOW 1, VAT YELLOW 2, VAT YELLOW 3, VAT YELLOW 4, Auramine và các dẫn xuất của Auramine hay còn được gọi là cơ bản màu vàng 2, sử dụng trong công nghệ dệt nhuộm.

Với người tiếp xúc với vàng ô có thể có những triệu chứng như nôn, tiêu chảy, tổn thương gan và thận. Vùng da tiếp xúc trực tiếp có thể bị sưng phồng, rộp, đau hay tấy đỏ...Nếu hít phải có thể gây khó thở. Khi mua măng có thể ngửi mùi để nhận ra sự hắc xông lên mũi có thể nhận ra chất vàng ô hay lưu huỳnh có thể được "tắm" trong măng.

Nói về chất vàng ô, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết, vàng ô là hó‌a chấ‌t được nhập khẩu về từ nước ngoài, có công dụng để nhuộm màu sợi vải hoặc được sử dụng làm nguyên liệu làm ve quét tường trong ngành xây dựng. Chất này không được phép sử dụng trong thực phẩm vì nó có hại cho sức khỏe của con người khi ăn các loại thịt có tồn dư chất này.

Đồng quan điểm trên PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Chuyên gia về Công nghệ thực phẩm cho biết, vàng ô (hay còn gọi là VAT Yellow) là hó‌a chấ‌t được dùng để nhuộm màu vải, nên khi được cho thêm vào thức ăn gia cầm hoặc nhuộm vàng các loại thực phẩm khác thì chất này sẽ có tác dụng như một loại chất nhuộm màu gián tiếp cho sản phẩm, khiến việc phát hiện thêm khó khăn.

Do đây là chất màu công nghiệp, không có nghiên cứu thực nghiệm. Nhưng căn cứ vào cấu tạo hóa học, viện ung thư quốc gia NCI Hoa Kỳ, Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for Research on Cancer IARC), của Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp các thuốc nhuộm VAT yellow thuộc nhóm 3 các chất gây ung thư. Ngoài tác hại gây ung thư, các thí nghiệm trên chuột còn cho thấy chất Aurmine O còn gây hại các tế bào gan, thận và tủy xương.

Như đã nói ở trên, không chỉ măng mà gà cũng được sử dụng chất vàng ô tạo màu vàng hấp dẫn. Ông Nguyễn Xuân Dương (Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, thực tế thịt gà sử dụng chất vàng ô tạo màu vàng cũng không làm tăng chất dinh dưỡng bên trong thịt. Minh chứng rõ ràng là người châu Âu thường sử dụng các loại thịt trắng, không vàng. Trong khi người Việt thích ăn thịt gà vàng nên người nuôi mới sử dụng để dễ bán.

Trước thông tin măng tươi được tẩm loại hó‌a chấ‌t này, các chuyên gia cho biết để phân biệt măng có chứa hó‌a chấ‌t hay không khi mua măng cần quan sát bằng mắt thường hoặc ngửi mùi cũng có thể phân biệt được.

Mẹo đơn giản vạch mặt măng tươi ngâm hó‌a chấ‌t Màu sắc bên ngoài

Măng không hó‌a chấ‌t do được ngâm muối nên có màu hơi thâm đen, trong khi măng ngâm hó‌a chấ‌t có màu trắng phau, hoặc màu vàng đậm do được ngâm bột vàng.

Xem Video: Măng tươi nhuộm phẩm có nguy cơ gây ung thư cao!

//

Bình thường măng vàng nguyên thủy có màu vàng nhạt, còn măng hó‌a chấ‌t thì màu vàng đậm. Còn măng tự nhiên có màu vàng nhạt hoặc hơi thâm đen.

Các chuyên gia cho biết để phân biệt măng có chứa hó‌a chấ‌t hay không khi mua măng cần quan sát bằng mắt thường hoặc ngửi mùi cũng có thể phân biệt được.

Bình thường măng vàng nguyên thủy có màu vàng nhạt, còn măng hó‌a chấ‌t thì màu vàng đậm. Độ giòn

Măng ngâm hó‌a chấ‌t thường giòn, bẻ dẽ gãy vụn. Còn măng tự nhiên do ngâm muối nên dai hơn, không dễ gãy khi bẻ.

Độ bóng

Măng ngâm hó‌a chấ‌t thường có độ bóng, trông bắt mắt, không bao giờ bị ẩm mốc. Bên cạnh đó những cọng măng không ngâm hó‌a chấ‌t thường cái to cái nhỏ, không có độ bóng và nhìn không bắt mắt.

Xem Video: Đà Nẵng: Phát hiện chất nhuộm vải, giấy, gỗ… được dùng làm đẹp măng tươi!

//

Ngửi mùi măng

Khi chọn măng, những bà nội trợ cũng nhớ gửi mùi măng, Nếu ngửi thấy mùi hó‌a chấ‌t hoặc măng không có mùi tự nhiên thì không nên mua. Bởi măng sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng của măng ngâm lưu huỳnh. Khi ngửi sẽ có mùi SO2 rất đặc trưng SO2 (mùi diêm sinh).

Ngược lại, măng không tẩm hóa chắt còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.

Những mẹo để giảm độc tố trong măng?

  • Luộc qua măng tươi trước 1-2 lần khi chế biến vì acid xyanhydric hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng. Luộc măng xong đổ nước đó đi và chế biến bằng các món ưa thích.
  • Có thể dùng nước gạo để ngâm măng cũng giúp giảm độc tố.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật