Công bố hàng trăm loài mới ở Mekong

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tắc kè đốm, ếch có răng nanh, dơi mũi ống là hai trong số 163 loài sinh vật mới được phát hiện tại khu vực sông Mekong.
Công bố hàng trăm loài mới ở Mekong
Thằn lằn đốm ở đảo Cát Bà. Ảnh: AP.

Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) cho biết, các nhà khoa học phát hiện 100 loài cây, 28 loài cá, 18 loài bò sát, 14 loài lưỡng cư, hai loài động vật có vú và một loài chim trong lưu vực sông Mekong. Trước đó, trong giai đoạn 1997-2007, khoảng 1.000 loài mới đã được phát hiện tại đây.

“Sau hàng triệu năm tồn tại, cuối cùng những sinh vật này đã được chúng ta biết đến. Có lẽ Mekong còn rất nhiều loài khác đang chờ được phát hiện”, Stuart Chapman, Giám đốc chương trình Greater Mekong của WWF, phát biểu.

Các nhà nghiên cứu làm việc cho WWF cảnh báo rằng những tác động của biến đổi khí hậu – như tình trạng hạn hán và lũ lụt gia tăng – đang đe dọa môi trường sống của hệ động vật và thực vật trong lưu vực sông Mekong. Ngoài ra, chúng còn phải đối mặt với nạn săn bắt, ô nhiễm môi trường và phá rừng.

Ếch có răng bắt cả chim để ăn. Ảnh: AP.

Ếch có răng là một trong những động vật đáng chú ý nhất. Loài ếch này – được đặt tên là Limnonectes megastomias – thường rình mồi dọc theo các dòng suối. Chúng ăn cả chim và côn trùng. Các nhà khoa học tin rằng chúng dùng răng để đánh nhau với các con khác.

Một trong những loài khác thường nữa là tắc kè đốm (Goniurosaurus catbaensis) trên đảo Cát Bà, Việt Nam. Chúng có cặp mắt lớn, màu cam pha nâu giống như mắt mèo và những đốm trên c‌ơ th‌ể giống như loài báo.

Theo AP, nhóm nghiên cứu còn phát hiện dơi mũi ống ở vùng đông nam Việt Nam, chim hét cao cẳng Nonggang (thích đi hơn bay) trong rừng nhiệt đới ở biên giới Việt – Trung.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật