“Vật vã“ chuyện đi mua ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hiếu rất bực mình vì lượn qua cả chục nhà thuốc rồi mà vẫn chưa mua được ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu, không phải vì nó là hàng hiếm mà vì nhà thuốc nào cũng đang… có khách.
“Vật vã“ chuyện đi mua ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu
Ảnh: Corbis.

Ngại mua bán thứ đồ “nhạ‌y cả‌m” này, hồi mới cưới, Hiếu (28 tuổi, Vĩnh Tuy, Hà Nội) bảo với vợ là khỏi cần bao, chu kỳ của em đều, cứ tính ngày là xong. Họ làm như vậy, thế là “dính” bầu. Đẻ xong, bà xã ra tối hậu thư là không áo mưa không se‌ּx. “Thế em đi mua nhé”, Hiếu gạ. “Không, phần em là sữa, là bỉm, là thịt, là gạo rồi, còn mỗi cái đấy anh dùng thì anh đi mà mua”, vợ anh dứt khoát. 

Món hàng “khó nói” 

Ở cơ quan hay giữa đám bạn bè, Hiếu nói chuyện về tình dục rất hoành tráng, nhưng vào nhà thuốc bảo em ơi hay chị ơi bán cho tôi cái bao lại là chuyện khác, thật khó mở lời. Mấy lần tan sở, Hiếu định bụng sẽ đi mua, tuy nhiên cứ đến hiệu thuốc là anh lại ngài ngại thế nào, thế là thôi. Nhưng hôm đó thì anh hạ quyết tâm, không thể vì cái ngại vớ vẩn này mà phải nhịn thêm tối nữa. Để đỡ ngượng ngập, anh sẽ vào hiệu thuốc có người bán là đàn ông, hoặc chí ít là một phụ nữ lớn tuổi, cửa hàng đang lúc không có khách. 

Hiếu rà xe máy suốt dọc đường Đại La, rồi Minh Khai. Cửa hàng thứ nhất, người bán là một cô gái trẻ, bỏ qua. Cửa hàng thứ hai, đàn ông bán, nhưng anh ta đang tiếp đến 4 - 5 khách. Cửa hàng thứ ba, cũng đang có khách. Cửa hàng thứ tư, đàn ông bán, không có ai. Hiếu rẽ vào, vừa dựng xe thì ông chủ đi vào trong, một cô gái trẻ đi ra đứng thay. Thế là anh đành đi tiếp. Mấy quán sau đều có người mua nên Hiếu cũng không vào, nghĩ trên phố này hàng thuốc thiếu gì. 

Sắp về đến nhà, Hiếu tự nhủ kiểu gì cũng phải mua được ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu ở hiệu thuốc sắp tới. Rất may, hiệu này do một phụ nữ lớn tuổi đứng quầy, lại đang không có ai. Anh đi vào, thoạt tiên hỏi mua mấy vỉ thuốc cảm cúm, rồi thuốc bổ, thuốc ho trẻ em, đang định yêu cầu tiếp mặt hàng quan trọng nhất thì một cô gái đi vào. Chờ cô ta mua bán xong, Hiếu hậm hực khi có thêm vài người khác nữa lại tới. Bà chủ ngạc nhiên thấy ông khách trẻ đang mua dở mà cứ nhường hết người nọ đến người kia, cho đến khi anh ta ấp úng bảo bà lấy cho ít ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu. 

Tương tự, anh Lâm, 32 tuổi, sống ở Hà Đông, Hà Nội, kể về lần đầu đi mua bao: “Đã tự nói với mình là không việc gì phải xấu hổ, nhà ai chả dùng, mà người ta bán cho hàng nghìn người rồi ý chứ…, thế mà tôi vẫn ngại. Tôi phải tránh hết các hàng quen”. 

Người bán cũng ngượng

Nỗi ngượng ngập của khách mua ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu nhiều khi lây cả sang người bán hàng khi họ là những cô gái trẻ. Thủy, 23 tuổi, bán hàng ở một hiệu thuốc trên đường Trương Định, cho biết: “Hồi em mới đi làm, nếu có anh nào hỏi mua áo mưa là em đỏ hết cả mặt. Lâu dần em cũng quen, nhưng đến bây giờ nếu khách tự nhiên thì không sao, chứ khách mà ấp úng, túng túng thì em vẫn ngượng lắm”.  

Còn Hương, đứng quầy thuốc ở đường Giải Phóng, thừa nhận: “Em vẫn luôn tư vấn kỹ cho khách mua thuốc, chẳng hạn cùng một công dụng nhưng loại này khác loại kia ra sao, cách dùng thế nào… Nhưng với loại hàng này thì em chỉ nhanh nhanh chóng chóng lôi ra rồi tính tiền cho họ, nhiều khi họ cũng hỏi để so sánh mấy loại bao mà cửa hàng có, nhưng em ngại quá chỉ bảo là cứ nhiều tiền là tốt hoặc nói họ về tự xem hướng dẫn”.

Cũng có lúc, chính người bán lại làm khách hàng ngượng, như trường hợp của chị Hân, nhà ở tập thể Vĩnh Hồ, Hà Nội: “Tôi không đến nỗi quá rụt rè, nhưng cũng chẳng thích gì cái chuyện đi mua bao, nên mỗi lần đều mua cả lố lớn để sử dụng được lâu. Thế nhưng có lần, khi tôi yêu cầu, không chỉ cô bé bán hàng trố mắt lên mà cả mẹ cô ta đang lục lọi gì đó ở tủ bên cạnh cũng quay ra nhìn xem ai mà kinh thế. Tôi ngượng chín cả người”.

Trước ngại, sau quen

Theo bác sĩ sản phụ khoa Đào Xuân Dũng, cũng là phương tiện tránh thai nhưng ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu lại có thêm một khả năng đặc biệt hơn hẳn những phương tiện khác, đó là phòng tránh được bệnh lây qua đường tình dục, hiệu quả tránh thai của nó cũng thuộc loại cao nhất. Thế nhưng, nó lại là thứ khiến người ta ngại ngùng nhất khi hỏi mua. Tuy nhiên, việc chiếc bao được nói đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như đời sống góp phần khiến mấy từ “ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu”, “áo mưa” trở nên bớt nhạ‌y cả‌m hơn.

Bản thân những người từng mua bao một cách “lén lút” cũng thừa nhận, sau mấy lần đầu, họ không còn đỏ mặt tía tai khi ra hiệu thuốc nữa. Anh Lâm nói: “Đến lần thứ ba, thứ tư thì tôi đã bảo người bán thuốc lấy ‘áo mưa’ cho mình bằng giọng bình thường, thậm chí đôi khi còn nháy mắt với họ”.

Ngượng nghịu đến như anh Hiếu cũng thừa nhận: “Bây giờ tôi vào bất cứ hiệu thuốc nào, bảo em lấy cho anh mấy cái ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu. Thế là xong. Không hiểu sao một việc đơn giản như vậy mà trước đây mình phải hao tâm tổn sức đến thế”.

“Đừng ngại mua ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu”, bạn có thể bỏ qua lời khuyên “ra rả” này của báo đài, các nhà tư vấn, các tuyên truyền viên... bởi “ai chả biết thế, nhưng ngại vẫn cứ ngại”. Nhưng bạn hãy thử áp dụng chiêu của những người trong cuộc, những người cũng từng “xấu hổ đến chết” như bạn, đó là: cứ cố “chai mặt” đi mua bao một vài lần, sau đó nỗi ngại ngùng sẽ bỗng dưng biến mất.

* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật