Giới trẻ và mốt săn hàng “tiêu hủy“

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khác với hàng giả hiệu bán nhiều trong các shop dành cho giới trẻ, hàng “tiêu hủy“ thường được bày bán ở các tiệm ven đường.
Giới trẻ và mốt săn hàng “tiêu hủy“
Hàng "tiêu hủy" thường được bày bán ở các tiệm ven đường (Ảnh minh hoạ)

Để có một bộ quần áo thuộc các thương hiệu có tiếng thì ngoài hàng cũ rao bán trên mạng, sinh viên còn nhiều cách khác để có bộ quần áo chính gốc giá rẻ.

Nguồn hàng “tiêu hủy”

Theo chỉ dẫn của một người bạn, tôi tìm đến chân cầu An Lộc đường Nguyễn Oanh (Gò Vấp, TPHCM). Tại đây, chỉ bán một mặt hàng duy nhất là quần jeans. Theo người bán hàng, đây là một lô hàng của hãng quần jeans L. may gia công ở Việt Nam, bị lỗi chỉ trong quá trình sản xuất (?). Theo quy trình thì đây là những lô hàng phải được mang đi tiêu hủy nhưng không biết bằng cách nào nó lại bị… tuồn ra ngoài. Giá được tính đổ đồng 80.000 nghìn đồng/chiếc. Vì thế hàng loại này còn có tên là hàng "tiêu hủy".

Quốc Chiêu (Trường ĐH Hùng Vương), một tay săn hàng "tiêu hủy" chia sẻ kinh nghiệm: "Nếu muốn tìm loại hàng này, thì đến đường Phạm Văn Chiêu (Q. Gò Vấp). Ở đây chủ yếu là công nhân xí nghiệp nên việc "đánh" đồ tiêu hủy của công ty ra cũng phong phú". Chiêu hào hứng khoe hàng này chẳng kém gì hàng xịn, có chăng là vài lỗi nhỏ ở đường may, vết bạc màu không chuẩn khi "wash". Cậu cũng cho biết thêm kinh nghiệm mua sắm: Nếu quần áo này được bán trong shop hẳn hoi thì đặc điểm dễ nhận ra là shop chỉ bán một mặt hàng duy nhất, các nhãn hiệu đều bị tháo hết ra hoặc may một nhãn mới đè lên.

Khác với hàng giả hiệu bán nhiều trong các shop dành cho giới trẻ, hàng "tiêu hủy" thường được bày bán ở các tiệm ven đường. Thế nhưng, cũng có các shop nhập loại hàng "tiêu hủy" về bán, tất nhiên chủ cửa hàng thường mất thêm công đoạn gia công may đè lên hoặc gắn mác mới. Khi người viết bài đang thắc mắc không biết vì sao chiếc quần jeans lại phải thêu tới ba bốn chữ "boss" trên ống quần thì chị bán hàng nhanh nhẩu đáp: "Hàng wash lỗi bị thủng thì phải vá bằng cách thêu cho đẹp thôi. Cứ yên tâm là bền lắm".

Săn hàng loại này là một công việc "toát mồ hôi" nhưng bù lại có thể kiếm được những món hàng chất lượng ưng ý trong tình trạng mỏng ví (Ảnh minh hoạ)

Không chỉ quần áo, balô cũng được loại ra từ công ty, bán với giá 25.000 đồng/chiếc trong khi hàng thật là 240.000 đồng, rẻ hơn gần mười lần. Hàng balô thường bán vào các dịp đầu năm học và thường được bày bán ở cổng trường đại học để cho sinh viên tiện mua sắm. Chiêu thức thường sử dụng vẫn là may đè mác giả để che đi nhãn hiệu thật. Một chủ sạp tại "chợ xổm" trước cổng Trường ĐH KHTN (ĐHQG TP.HCM) cho biết: "Hàng này phải đánh từ tận quận 6 qua, mỗi cái chỉ lãi có 6 nghìn đồng thôi. Bán cho sinh viên giá phải rẻ!”.
 
Sinh viên còn một nguồn hàng đẹp - xịn - rẻ thứ hai, thường là mặt hàng dành cho mùa Hè như áo thun ngắn tay, quần short, dép xỏ ngón… Chỗ bán nhiều là tại Trung tâm Sài Gòn Square. Tại đây, giá luôn được "sale kịch liệt", có mặt hàng chỉ còn 30.000 - 40.000 đồng. Khi xem hàng, bạn phải trả giá quyết liệt hơn ở những chợ khác, cứ nhắm phân nửa giá cộng thêm 5.000 đồng mà trả, mỗi lần lên khoảng 5.000 đồng và không nên lên quá 2 lần. Săn hàng loại này là một công việc "toát mồ hôi" nhưng bù lại có thể kiếm được những món hàng chất lượng ưng ý trong tình trạng mỏng ví.

Không như là mơ

Vũ Hoàng (ĐH KHTN), từng một thời đi săn hàng "tiêu hủy" chia sẻ kinh nghiệm đau thương: "Có lúc mua được hàng tốt giá rẻ thì cũng có lúc mua phải hàng rẻ mà… không tốt. Tiền nào của đó, những hàng tiêu hủy này thường không bền vì không được qua xử lý vải bằng hóa chất lần cuối nên rất dễ phai màu và dễ rách". Hoàng cho biết thêm, một số loại hàng chợ cũng được trộn lẫn lộn vào loại hàng được sinh viên tìm nhiều, vừa che mắt các nhãn hiệu công ty, vừa kiếm chác từ người mua.

Nếu thiếu kinh nghiệm, có thể bạn sẽ mua nhầm hàng nhái. Theo một số chủ cửa hàng, loại hàng "Made in Vietnam" là sản phẩm của các hãng nổi tiếng nước ngoài đặt gia công tại Việt Nam. Do mắc lỗi hình thức, kỹ thuật nên không xuất khẩu đi được, dù lỗi rất nhỏ cũng không thể qua được sự kiểm định khắt khe của thị trường Âu Mỹ. Do đó, khi mang sản phẩm này ra nước ngoài, có thể bị coi như dùng hàng nhái.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật