Xúc động lễ tri ân tưởng nhớ 64 liệt sỹ Gạc Ma

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 14.3, tại nghĩa trang liệt sỹ phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình), UBND phường Quảng Phúc đã tổ chức lễ tri ân, tưởng nhớ 64 liệt sỹ đã hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) năm 1988.
Xúc động lễ tri ân tưởng nhớ 64 liệt sỹ Gạc Ma
Nhà thơ Đỗ Thành Đồng, Hội VHNT Quảng Bình đọc sớ tế các liệt sỹ Gạc Ma.

Đầu năm 1988, các chiến sĩ Trung đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) nhận lệnh từ Sơn Trà (Đà Nẵng) vào Cam Ranh (Khánh Hòa) cùng với lực lượng bảo vệ đảo của Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) ra Trường Sa cắm mốc chủ quyền và xây dựng đảo chìm ở Trường Sa theo chiến dịch CQ-88. Lúc này, Trung Quốc tăng cường nhiều tàu quân sự ra Trường Sa nhằm thực hiện âm mưu cướp đảo của Việt Nam.

Hai tàu hải quân HQ 604 và HQ 605 đã có mặt tại Gạc Ma vào chiều tối 13.3 thực hiện quyết tâm phải giữ vững các mục tiêu đã xác định là đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma.

Ngày 14.3.1988, các tàu chiến Trung Quốc áp sát tàu hải quân HQ 604 đang trấn giữ đá Gạc Ma và cho lính mang AK bao vây chiến sỹ hải quân Việt Nam theo thế vòng cung men theo bãi san hô. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc.

Trung Quốc đổ bộ thêm quân, xông vào phá “Vòng tròn bất tử” nhằm cướp lá cờ đỏ sao vàng mà lính Hải quân Việt Nam đang chuẩn bị cắm lên đá Gạc Ma. Khi lá cờ được đưa đến cho anh Trần Văn Phương thì anh bị lính Trung Quốc bắn trúng đạn hi sinh. Cựu binh Lê Hữu Thảo đã lao tới ôm th‌i th‌ể anh Phương khi th‌i th‌ể anh đang cuộn trong lá cờ Tổ quốc.

Lính Trung Quốc thấy thế định xông vào cướp cờ, nhưng trung sĩ Nguyễn Văn Lanh đã nhanh chóng giành lấy và giương cao ngọn cờ. Anh Lanh sau đó đã bị lính Trung Quốc đâm lén và nã đạn vào người.

Không dừng lại ở đó, phía Trung Quốc đã thực hiện hành vi tàn sát khi cho tàu chiến nã đạn xối xả vào tàu HQ 604 khiến cho tàu bốc cháy và chìm xuống biển; bắn đạn giết 64 người lính Việt Nam đang ở trên đá Gạc Ma.

Anh Lê Hữu Thảo cùng những đồng đội sống sót lấy giẻ nhét chiếc thuyền thủng đưa thi hài anh Phương và những người bị thương về đảo Cô Lin và bảo vệ suốt đêm cho đến khi về được đảo Sinh Tồn.

Trung Quốc đã chiếm trái phép Gạc Ma kể từ đó và đến nay đã cải tạo trái phép thành một căn cứ quân sự lớn ở quần đảo Trường Sa hòng thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.

Năm 1991, phần mộ của anh Trần Văn Phương được gia đình và đồng đội đưa về an táng ở nghĩa trang liệt sĩ quê nhà tại phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình).

Tưởng nhớ 28 ngày mất Gạc Ma và tưởng nhớ tới anh linh 64 liệt sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hi sinh ngoan cường bảo vệ biển đảo quê hương, xin dâng một nén nhang kính cẩn nghiêng mình.

Một số hình ảnh tại lễ tri ân tưởng nhớ 64 liệt sỹ Gạc Ma ở Quảng Bình:

              Mẹ Hồ Thị Đức (79 tuổi), mẹ của anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương cũng có mặt tại buổi lễ tri ân những liệt sỹ Gạc Ma.
 Cựu binh Lê Hữu Thảo từ Hà Tĩnh vào, cùng nhiều người dân đã tới nghĩa trang liệt sỹ xã Quảng Phúc tưởng niệm các liệt sỹ.
 Cự binh Lê Hữu Thảo cùng mẹ Đức thắp hương tưởng nhớ những người đồng đội, những người con đã hi sinh vì Tổ quốc.

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật