Trung Quốc muốn dùng đất hiếm làm “bình phong”

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo tiết lộ của giới truyền thông Trung Quốc, kế hoạch phát triển ngành đất hiếm của Trung Quốc từ năm 2009 – 2015 đã sửa đổi xong.
Trung Quốc muốn dùng đất hiếm làm “bình phong”
Ảnh minh họa

Trong kế hoạch mới này, Chính phủ Trung Quốc sẽ giảm bớt lượng xuất khẩu đất hiếm ra thị trường quốc tế. Sau khi thông tin này được tung ra, Phương Tây tỏ ra lo ngại rằng, nếu như Trung Quốc tiếp tục hạn chế nghiêm ngặt việc xuất khẩu đất hiếm, ngành công nghiệp chế tạo của Phương Tây sẽ phải đối mặt với cục diện thiếu nhiên liệu trầm trọng.

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích Phương Tây, Trung Quốc đã lợi dụng vị thế là nước mạnh về xuất khẩu đất hiếm để tăng cường chủ nghĩa bảo hộ đối với các nước Phương Tây.

Đất hiếm không đơn thuần chỉ là đất, đó cũng là một loại tài nguyên chiến lược rất quan trọng, đặc biệt là những nhiên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp kỹ thuật cao, sản xuất vũ khí quân sự.

Nguồn đất hiếm khổng lồ được được tập trung tại Trung Quốc, khiến các nước phương Tây phải thốt lên rằng “Trung Quốc đã lọt vào mắt xanh của Thượng đế”. Câu nói: “Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm” không là hoang đường khi hiện tại trữ lượng đất hiếm tại Trung Quốc vào khoảng 83.890.000 tấn, chiếm 56% trữ lượng của Thế giới.

Hiện tại châu Âu và Nhật đều là những đối tác lớn của Trung Quốc trong ngành xuất khẩu đất hiếm. Mặc dù là nước có nguồn đất hiếm lớn nhưng trong nhiều năm quyền định đoạt về giá cả lại nằm trong tay các Châu Âu và Mỹ. Theo nhận định của giới phân tích, về lâu dài sau này, giới thương mại thế giới sẽ rất “oán hận” khi Trung Quốc muốn nắm trong tay về quyền định đoạt về giá cả của nguồn tài nguyên này.

Trong những năm gần đây Chính phủ Trung Quốc bắt đầu hạn chế lượng xuất khẩu đất hiếm khiến các nước Phương Tây lo ngại. Từ sau năm 2006, Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường cơ chế giám sát, tăng cường điều chỉnh  với việc khai thác, gia công và xuất khẩu quặng đất hiếm. Từ năm 2007, Trung Quốc đã hạn chế sản lượng đất hiếm là 80000 tấn, ít hơn như cầu 100000 tấn của thế giới. Sau khi thông tin này được công bố, mức giá đất hiếm của Trung Quốc tăng từ một đến ba lần và năm 2007 vẫn duy trì mức tăng đó. Cùng với sản lượng xuất khẩu tăng, sản lượng đất hiếm của Trung Quốc giảm xuống, từ mức 53300 tấn của năm 2006 giảm xuống mức 34600 tấn của năm 2008.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật