Những rạn san hô của Thái-lan đang chết

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vẻ đẹp lộng lẫy của những rạn san hô ở Thái-lan khi lặn xuống biển chiêm ngưỡng có thể trở thành hình ảnh của quá khứ trong một tương lai không xa, đặc biệt những rạn san hô đang ngoi ngóp trong vịnh Thái-lan. Chúng đang chết dần, chết mòn do hoạt động của con người.
Những rạn san hô của Thái-lan đang chết
Ảnh minh họa
Hoạt động của con người đã làm đảo lộn hệ sinh thái biển và được coi là nguyên nhân chính làm suy thoái và hủy hoại các rạn san hô. Việc thiết lập khu công nghiệp và các hoạt động mở rộng thành phố ở các khu vực ven biển là yếu tố chính gây phá hủy san hô.
Giám đốc viện sinh học, sinh thái biển và ven biển ở Phu-kệt Niphon Phongsuwan cho biết, kết quả cuộc khảo sát chiều dài 771 km các rạn san hô ở biển An-đa-man (Andaman) và vịnh Thái-lan cho thấy ở tỉnh Xa-tun (Satun) 47,8% diện tích san hô phát triển trong điều kiện tốt, tiếp theo Ra-nông (Ranong) với 25,6% và Crạ-bi (Krabi) với 24,1%. Cả ba tỉnh đang trên bờ biển Andaman. Các tỉnh có diện tích rạn san hô bị hủy hoại nghiêm trọng nằm ven bờ vịnh Thái-lan. Chỉ có 6,3% diện tích số san hô ở tỉnh Chôn Bu-ri (Chon Buri) trong tình trạng tốt; 14,9% ở tỉnh Chum-phon (Chumphon) và 19,3% ở tỉnh Trạt (Trat) một tỉnh ven biển cực đông của Thái-lan giáp với Cam-pu-chia. Một số khu vực có điều kiện tốt tại biển Andaman rạn san hô tăng diện tích khoảng 5% mỗi năm, trong lúc đó tại vịnh Thái-lan diện tích rạn san hô đang giảm đi trông thấy. Trên thực địa, diện tích rạn san hộ tại Vịnh Thái-lan đã bị phá hủy từ 12,9% diện tích năm 1995 tăng lên 22,4% trong năm ngoái.
Tổng diện tích các rạn san hô của Thái-lan khoảng 96 nghìn rai tương đương 154 km2 (mỗi rai bằng 1600 m2) không nhiều so với các nước có biển trong khu vực. Diện tích rạn san hô chỉ xấp xỉ 0,001% diện tích biển của Thái-lan, nhưng nó là hệ sinh thái rất quan trong cho các loài động vật biển và tạo ra thu nhập lớn từ du lịch sinh thái. Suy giảm diện tích các rạn san hô làm giảm sản lượng cá biển, nơi sinh sản và phát triển của nhiều loại hải sản biển, nó có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực của quốc gia vì thủy sản giữ vai trò đáng kể trong khẩu phần ăn uống của người Thái-lan, nguồn thu từ du lịch chắc cũng giảm thậm chí không còn.
Trong một cố gắng bù đắp diện tích san hô tự nhiên để tăng nguồn thức ăn cho các loài sinh vật biển, Thái-lan thử nghiệm làm 30 rạn san hô nhân tạo trong vịnh Thái-lan và biển Andaman. Các chuyên gia cho biết, các rạn san hô biển nhân tạo có giúp tích tụ nguồn thức ăn nhưng không thể giúp phục hồi hệ sinh vật biển như san hô tự nhiên. Vấn đề cần phải được giải quyết tận gốc là gìn giữ để các rạn san hô tự nhiên phát triển. Các rạn san hô nhân tạo có thể không phải là một cách bền vững phục hồi chức năng của san hô trong biển. Cần giải quyết các nguyên nhân gây bệnh rạn san hô, như ô nhiễm nước, dòng chảy của các trầm tích từ đất liền ra biển nhấn chìm các rạn san hô; các hoạt động du lịch như lặn biển và kể cả các hoạt động phá hoại như phá lấy xác san hô bán làm vật trang trí.
Giám đốc Trung tâm bảo tồn và phục hồi chức năng biển Thái-lan Pinsak Suraswadi cho biết, Trung tâm đang tiến hành một dự án thí điểm về quản lý bền vững rạn san hô, dự án bắt đầu từ đảo Tao ở tỉnh Xu-ra Tha-ni (Surat Thani) nơi các rạn san hộ bì tàn phá nặng do các hoạt động du lịch.
Nhiều nước ở vùng nhiệt đới châu Á-Thái Bình Dương có các rạn san hô rất lớn như Australia, Indonesia, Việt Nam, Philippines… cũng đang phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm biển, của sự nóng lên toàn cầu làm diện tích rạn san hô giảm đi. Kéo theo là nguồn lợi hải sản có được từ các rạn san hô ngày một ít dần. Bảo vệ rạn san hô là bảo vệ biển và nguồn lợi từ biển.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật