Đàn ông Việt không “vô tâm”?

Applecat Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ừ, thì cứ cho đàn ông Việt có vô tâm, có nhiều thói xấu đi, để công bằng, tại sao không đặt ra vấn đề về thói xấu của đàn bà Việt? Nếu đã đòi hỏi đàn ông nhiều như thế, rõ ràng đàn bà Việt cần nhìn nhận lại mình hay vì là đàn bà nên họ có quyền đòi hỏi mà không có chiều ngược lại?
Đàn ông Việt không “vô tâm”?
Ảnh minh họa

Những ngày Tết Bính Thân, mạng xã hội nóng lên vì phát ngôn nữa của Trang Hạ “Tết là dịp để đàn ông Việt vô tâm nhất trong năm!”. Rất nhiều người, chủ yếu là đàn ông lên tiếng, thậm chí là rất nặng lời để bảo vệ cánh đàn ông. Có người lấy đó làm buồn vì nhận ra đàn ông bảo thủ quá, hàm hồ quá, chanh chua quá.... Nhưng rõ ràng, cũng rất đáng mừng vì điều này chứng tỏ còn có rất nhiều đàn ông tử tế cảm thấy bị xúc phạm khi bị cho là “vô tâm nhất trong năm”.

Đàn ông Việt có vô tâm không? Hãy nhìn trên đường để thấy đàn ông tất bật ngược xuôi vì cuộc sống mưu sinh còn nhiều khắc nghiệt. Hãy đến những trường mầm non, nhà trẻ để chứng kiến những ông bố đưa đón con đi học, cho con ăn, đi chợ... để cùng chia sẻ bớt gánh nặng cho người phụ nữ của họ trong gia đình. 

Hãy đến các công trường để chứng kiến những ông bố (những người đàn ông) của gia đình đang lấm lem với khuôn mặt khắc khổ, lo âu... Thậm chí, hãy đến những quán nhậu để chứng kiến những người đàn ông của gia đình phải cụng ly bên này, phải gắp - rót bên kia, chạy đi chạy lại... đa phần cũng không vì mục đích gì khác ngoài mưu sinh. 

Nếu đã muốn đấu tranh đòi bình đẵng sao phụ nữ cứ mặc định đàn ông thì phải trả tiền, phải galang, phải trụ cột...? Ngay từ khi đàn ông còn là một thanh niên, một cậu trai mới lớn đi chơi cùng nhóm bạn, chưa kịp rút tiền ra trả thì các nàng đã nhảy dựng lên: đồ ke, đồ bủn xỉn, đồ... Ừ, thì cứ cho đàn ông Việt có vô tâm, có nhiều thói xấu đi, để công bằng, tại sao không đặt ra vấn đề về thói xấu của đàn bà Việt? Nếu đã đòi hỏi đàn ông nhiều như thế, rõ ràng đàn bà Việt cần nhìn nhận lại mình, hay vì là đàn bà nên họ có quyền đòi hỏi mà không có chiều ngược lại? 

Phụ nữ Việt ngày nay cũng có quá nhiều thói xấu cần lên án. Khi còn nữ sinh trên ghế nhà trường, không ít phụ nữ Việt đã bày trò đánh nhau, lột đồ, quay clip tung lên mạng để hạ nhục người khác. Khi làm chủ gia đình, không ít phụ nữ Việt là nguyên nhân khiến một số gia đình “khuynh gia bại sản” vì dính vào tệ nạn lô đề, bài bạc, cho vay nặng lãi, hụi hè... Số khác, nghiêm chỉnh hơn, tỏ vẻ đạo mạo hơn vì có công ăn việc làm ổn định thì suốt ngày nghiện mua sắm, nghiện làm đẹp - spa, nghiện mạng ảo đến cho con bú mà cũng cầm điện thoại online. 

Có nhiều bà mẹ, người vợ đã phung phí tiền bạc vào những thú vui của bản thân bất chấp thu nhập của gia đình. Thậm chí, có nhiều bà vợ, sống dựa vô chồng từ a đến z, tiêu tiền của chồng vô độ cho những nhu cầu cũng không biết đâu là giới hạn của bản thân, nhưng cũng nghĩ mình là nạn nhân của “B.L gia đình” vì chồng quên ngày sinh nhật, chồng không lau nhà, nhặt rau, rửa bát để chia sẻ việc nhà. Thật là khôi hài. 

Nhiều người phụ nữ đọc Trang Hạ đã tìm thấy niềm an ủi cho cuộc sống của mình, nhưng sau đó mới nhận ra rằng: sức mạnh ấy, những tuyên ngôn ấy chưa chính xác. Phải đọc phóng sự “Những ngôi nhà không thể chia hai” (những người phụ nữ bị bạo hành muốn ly hôn nhưng đầy khó khăn vì những ngôi nhà không thể chia hai) trên báo Tuổi trẻ mới nhận ra những lời khuyên và kêu gọi bình đẵng của Trang Hạ là quá ư phù phiếm. Trang Hạ có thể đã quá hiện đại, quá hạnh phúc nên chưa đủ trải nghiệm để thấu hiểu hết những thân phận con người nhỏ bé dưới đáy xã hội. Những gì chị viết liệu có thật sự làm cho người phụ nữ hạnh phúc hơn hay sẽ bất hạnh hơn vì thấy tủi thân, tủi phận hơn. 

Cái hạnh phúc của người đàn bà ung dung tự tại biết tự chăm sóc mình, sống cho cái tôi của mình, với những dạ tiệc, những mùi nước hoa, những bộ cánh sang trong, những cuộc gặp gỡ thượng lưu... mà chị vẽ ra có quá xa vời không? Những người phụ nữ phải thức dậy mỗi ngày lúc 3 giờ sáng để mưu sinh vất vả làm sao so sánh được với những người phụ nữ cũng thức dậy gần giờ đó để đi tập thể dục thể hình cho thật đẹp và năng động. Và vì thế, cái việc lên án sự “vô tâm của đàn ông Việt” được chị nói đến liệu có giúp người phụ nữ hạnh phúc hơn, hay khiến những công việc bếp núc thường nhật của ba ngày lễ tết của người phụ nữ trở thành gánh nặng. Có bao nhiêu người thấy hạnh phúc khi bận bịu trong ba ngày tết và có mấy người thấy đó là gánh nặng? Thiết nghĩ, nếu Trang Hạ thực sự quan tâm đến những người đàn ông vô tâm, đối tượng chị đề cập đến trong bài viết của mình thì chị cần làm một việc gì đó cụ thể thiết thực để giúp họ thay đổi. Bởi, những người đó liệu có đọc báo và họ có biết trên đời này có tồn tại một người viết về cái sự “vô tâm” đó. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật