Ngâm chân đều đặn, cả đời bạn không phải dùng tới thuốc!

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngâm chân đều đặn, cả đời bạn không phải dùng tới thuốc - các bạn đã biết điều đó chưa, hãy cùng khám phá ngay nhé!
Ngâm chân đều đặn, cả đời bạn không phải dùng tới thuốc!
Các cách ngâm chân không giống nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau.

Ngâm chân có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mệt mỏi, giúp ngủ ngon, giảm đau đầu... Các cách ngâm chân không giống nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau.

Liệu pháp ngâm rửa chân là một cách điều trị bệnh qua việc dùng nước nóng hay nước thuốc để ngâm, rửa chân. Có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh... Gần đây, các nhà y học theo nguyên lý học thuyết kinh lạc Ðông y đã phát hiện ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Khi rửa chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh.

Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh can - tỳ, giúp sơ can - kiện tỳ, tăng sự thèm ăn, điều trị gan - tỳ sưng to. Ngón chân thứ tư thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn. Ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh đúng vị trí tử cung của phụ nữ. Lòng bàn chân có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược... Hiện nay, các nhà chuyên môn còn cho rằng: đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp c‌ơ th‌ể. Dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não. Phương pháp thực hiện

- Ngâm, rửa chân bằng nước nóng: Dùng các loại nước sạch như nước giếng, sông, hồ, biển, suối hay nước máy, nấu nóng đến 50-600C rồi cho vào thau bằng gỗ hay sứ (hiện nay ở những cửa hàng dụng cụ y khoa đã có bán các thau bằng điện và tạo sóng kích thích). Người bệnh ngồi thẳng, cởi bỏ giầy vớ, ngâm rửa chân trong nước nóng, mỗi lần ngâm rửa từ 10-15 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần. Nếu nhiệt độ nước hơi cao, có thể thêm một ít nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt rồi mới ngâm rửa. Nói chung, nhiệt độ nước cần phù hợp mức độ chịu đựng của người bệnh.

- Nước thuốc ngâm, rửa chân: - Chọn phương thuốc thích hợp với tính chất của bệnh. - Dùng nước nấu thuốc hoặc dùng nước nóng hòa tan thành dung dịch thuốc (đối với thuốc đã tán bột). Sau đó đổ dung dịch thuốc vào thau gỗ hay thau sứ, đưa hai chân (hay bên chân bị bệnh) vào ngâm rửa. Mỗi ngày làm 1-3 lần, mỗi lần 10-20 phút.

Những lưu ý khi ngâm chân
 
- Nhiệt độ nước ngâm chân là 38 – 43 độ, nhưng tốt nhất đừng vượt quá 45 độ.

- Thời gian ngâm không quá lâu, khoảng 15 – 30 phút là đủ. Khi ngâm mạch máu sẽ dẫn xuống chân, não bộ dễ cung cấp thiếu máu.

- Ngâm chân cho đến khi c‌ơ th‌ể phát nóng, đổ mồ hôi nhẹ là được.  

- Thời gian ngâm chân tốt nhất là 5 – 7h tối, bởi vì đây là lúc thận hoạt động mạnh nhất.

- Sau khi ăn một tiếng không nên ngâm chân. Sau khi ăn c‌ơ th‌ể chuyển phần lớn máu về đường tiêu hóa, nếu ngâm chân bằng nước nóng ngay sau khi ăn, số máu vận chuyển đến được tiêu hóa sẽ chuyển xuống chân, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ và gây thiếu dinh dưỡng.

- Khi xông hơi bằng thảo dược tốt nhất nên dùng bồn gỗ. Bởi vì thành phần hóa học của các loại bồn kim loại không ổn định, dễ xảy ra phản ứng với axit tannic trong thảo dược, sinh ra các chất có hại như …, khiến hiệu quả trị liệu của thảo dược bị suy giảm.

- Ngâm chân quan trọng phải kiên trì.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật