Cần học cách chung sống với cúm A(H1N1)

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vi rút cúm A(H1N1) đã tái xuất hiện trên toàn cầu đến nay gần 200 ngày với 182 quốc gia, vùng lãnh thổ với hàng triệu người mắc và gần 2.000 người t‌ử von‌g. Vi rút cúm A(H1N1) đã trở thành mối quan tâm và lo lắng của toàn cầu.

Vi rút cúm A(H1N1) không còn là chuyện của riêng ai, nó đã ''gõ cửa'' từng nhà, lan rộng khắp nơi trên thế giới, từ vùng nghèo khó nhất trong các khu ổ chuột ở châu Mỹ la tinh, châu Phi, châu Á đến các quốc gia tiên tiến và phát triển nhất tại châu Âu, Bắc Mỹ. Vi rút cúm A (H1N1) tồn tại và xâm nhập vào thủ đô các quốc gia văn minh, cổ kinh nhất thế giới như Luân Đôn, Pa-ri, Tô-ki-ô, Béc- lin, Rô-ma, Bắc Kinh, Cai- rô...Vi rút đã chung sống với con người trong mọi điều kiện khí hậu, kể cả trong cái nắng nóng, khắc nghiệt của sa mạc đến vùng khí hậu ôn đới địa Trung hải và mùa đông giá lạnh ở Bắc và Nam bán cầu.

Vi rút cúm A(H1N1) không chỉ tấn công vào các cá thể riêng lẻ, gia đình, trường học, công sở, bệnh viện, chợ, các phương tiện giao thông công cộng mà đã thâm nhập vào cả nội các một số quốc gia. Hình ảnh người dân đeo khẩu trang xuất hiện ở khắp mọi nơi trên hành tinh đã trở lên quen thuộc, kể cả ở những nơi tôn nghiêm, có hàng rào an ninh nghiêm ngặt, hội nghị của các nguyên thủ quốc gia...

Cúm A(H1N1) nghiễm nhiên trở thành ''khách mời'' bất đắc dĩ kể cả lãnh đạo các nước, các vị chính khách, thành viên hoàng tộc, công chức, viên chức, bác sĩ, kỹ sư; dù là người giàu hay người nghèo, đàn ông hay đàn bà, người cao tuổi cho đến nam thanh nữ tú, ấu nhi. Người khỏe mạnh hay người có bệnh mãn tính đều có thể bị cúm tấn công. Đến giờ này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các chuyên gia y học hàng đầu thế giới đều dự đoán: Cúm A(H1N1) không quá nguy hiểm, tỷ lệ t‌ử von‌g không quá cao nhưng có sức lây truyền nhanh với nguồn lây đa dạng, phức tạp. Nhưng đáng lo ngại là cơ chế lây truyền và mức độ biến thể của chủng vi rút cúm A(H1N1)2009 đến nay chưa có nhà khoa học nào biết rõ.

WHO tiếp tục cảnh báo, mùa đông giá rét là môi trường thuận lợi cho cúm A(H1N1) tiếp tục hoành hành dữ dội. Hiện tại, cúm A(H1N1) đang lây lan mạnh mẽ tại các quốc gia ở phía Nam bán cầu – nơi đang là mùa đông. Trên thế giới đã có 220.27915 trường hợp nhiễm cúm A(H1N1) tại quốc gia 182 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên WHO cho biết con số t‌ử von‌g và lây nhiễm cúm trên thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều. Đặc biệt, Tổng giám đốc WHO cảnh báo, thời gian tới sẽ phát hiện thêm nhiều ca lây nhiễm mới tại Châu Phi, nơi có hệ thống y tế được coi là yếu kém nhất.

Trước đó, tháng 4/2009 khi vi rút A(H1N1) mới manh nha xuất hiện tại Mexico, các quốc gia và các đại gia lớn trong ngành dược thế giới đã tập trung để giải mã, nghiên cứu vắc-xin phòng bệnh. Quả không uổng với thành tựu công nghệ dược thế kỷ XXI, chỉ trong thời gian ngắn đã có hàng chục quốc gia và hãng dược phẩm lớn cho ra đời liều vắc xin đầu tiên (đang giai đoạn 2 thử nghiệm trên người). Đồng thời WHO yêu cầu các nước lớn, các hãng chia sẻ và bàn giao bản quyền để giúp các nước nghèo sớm sản xuất được vắc-xin phòng bệnh.

Việt Nam là một trong số các quốc gia được WHO sớm chia sẻ mẫu nghiên cứu nhưng quy trình sản xuất ra vắc-xin cúm A(H1N1) theo quy trình nhanh nhất cũng cần 1-1,5 năm. Hiện trên thế giới, một vài nhà sản xuất vacxin đã đi đến giai đoạn 2 nhưng cũng phải đến năm 2010, vắc-xin thương phẩm mới có mặt trên thị trường. Giá một liều vacxin, dự đoán là 20 USD cho 2 mũi tiêm/ người. Đây là một giá không phải mọi người dân và các quốc gia nghèo (nguy cơ cao) có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

Sau 50 ngày cúm A(H1N1) hoành hành tại Mexico làm quốc gia này phải đóng cửa các trường học, công sở, ngừng các hoạt động vui chơi giải trí công cộng thì Việt Nam mới xuất hiện ca cúm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch cùng với sự vào cuộc rất quyết liệt, bài bản của ngành y tế Việt Nam đặc biệt là quyết định, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Chính phủ, Bộ, ngành, các phương tiện truyền thông đại chúng thời gian qua khá đồng bộ và hiệu quả nên đến nay Việt Nam là một trong số quốc gia kiểm soát tốt dịch cúm A(H1N1). Tuy nhiên theo cảnh báo WHO, dịch cúm A(H1N1) sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, bùng phát lớn đợt 2 và thậm chí đợt thứ 3 trong thời gian tới…

Cuộc chiến phòng chống vi rút cúm A(H1N1) sẽ hết sức dai dẳng và đầy kịch tính, đặc biệt là vào mùa đông tới. Nếu chúng ta không có các giải pháp hợp lý, vi-rút cúm A(H1N1) có thể gây thiệt hại không thể lường trước được. Tuy nhiên, điều thế giới cần lúc này là chúng ta phải học cách ''chung sống'' với cúm A(H1N1) như từng ''chung sống'' với lũ, chủ động bình tĩnh, tích cực ứng phó, khoanh vùng với từng trường hợp cúm A(H1N1) để giảm thiểu thấp nhất tác động của nó đến kinh tế- xã hội./.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật