Khó tin: Đây là những chủ‌ng tộ‌c đã từng tồn tại trên Trái Đất

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người Heidelberg, Java, Homo Rudolfensis là ba trong những chủ‌ng tộ‌c từng tồn tại trên Trái Đất của chúng ta.
Khó tin: Đây là những chủ‌ng tộ‌c đã từng tồn tại trên Trái Đất
Ảnh minh họa

Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên vì không biết rằng trong lịch sử lại có nhiều chủng người từng tồn tại đến vậy.

Nếu thích nghi được với môi trường như loài người hiện đại chúng ta ngày nay, chúng ta sẽ có những người "anh em" và xã hội loài người sẽ còn đa dạng hơn rất nhiều.

1. Có bao nhiêu chủ‌ng tộ‌c trên thế giới?

Con người thường phân loại chủ‌ng tộ‌c dựa vào tổ tiên hay đặc điểm sinh học, đặc biệt là màu da và những đặc điểm khác trên mặt.

Ngoài ra còn có các đặc điểm khác như ngôn ngữ, văn hóa và quốc gia mà họ đang sinh sống.

chủ‌ng tộ‌c là những nhóm người hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có một số đặc điểm chung trên c‌ơ th‌ể mang tính di truyền.

Những dấu hiệu cơ bản để phân loại chủ‌ng tộ‌c là các đặc điểm hình thái bề ngoài c‌ơ th‌ể, trong đó những đặc điểm dễ nhận thấy nhất là màu da, dạng tóc, hình dạng hộp sọ, sống mũi, môi, tầm vóc.

Các chủ‌ng tộ‌c trên thế giới

chủ‌ng tộ‌c Môngôlôit: Chiếm khoảng 40% dân cư thế giới, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Mĩ.

Cách đây khoảng 2 vạn năm, vào cuối thời kỳ băng hà Đệ Tứ, mực nước biển trên thế giới thấp hơn nhiều so với hiện nay. Châu Á và Bắc Mĩ được nối với nhau bởi eo đất Bê-rinh.

Vì thế, người Môngôlôit dễ dàng di cư từ châu Á sang và trở thành cư dân bản địa châu Mĩ. Về sau, do băng tan, châu Á bị ngăn cách với châu Mĩ bởi eo biển Bê-rinh trên.

Từ đó nhánh Môngôlôit ở châu Mĩ bị tách biệt hẳn với nhánh Môngôlôit ở Cựu lục địa.

chủ‌ng tộ‌c Ơrôpêôit: Chiếm 48% dân số toàn cầu. Tuy có tên là Ơrôpêôit, nghĩa là loại hình người châu Âu, song về nguồn gốc, chủ‌ng tộ‌c này ra đời không phải ở châu Âu, mà là ở châu Á.

Từ địa bàn cư trú đầu tiên ở Ấn Độ, người Ơrôpêôit mở rộng địa bàn cư trú sang Tây Á, Bắc Phi, Nam Âu, quanh Địa Trung Hải. Ở phía bắc, băng tan đến đâu con người tiến lên cư trú tới đó.

chủ‌ng tộ‌c Ơrôpêôit có địa bàn cư trú rộng, gắn liền với việc thực dân hoá ở châu Mĩ, Ô-xtrây-li-a và nhiều thu‌ộc đị‌a của các nước châu Âu.

chủ‌ng tộ‌c Nêgrô – Ôxtralôit: Chiếm 12% dân số thế giới, gồm hai nhánh ở cách xa nhau: Nêgrôit ở châuPhi và Ôxtralôit ở Nam Ấn Độ, nhiều đảo trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, đặc biệt là ở Ô-xtrây-li-a.

Ngoài ba chủ‌ng tộ‌c lớn, còn có các nhóm người lai, kết quả của sự hoà huyết giữa các chủ‌ng tộ‌c.

2. Các chủ‌ng tộ‌c bị tuyệt chủng

Xem video tại đây:

Chủng người

Người Heidelberg

Người Heidelberg từng sinh sống ở châu Phi, châu Âu và Tây Á khoảng 600 000 năm trước và được cho là tổ tiên trực tiếp của người Neanderrthal (một chủng người sống khoảng ở châu Âu 40 000 năm trước).

Người Heidelberg cao tới 1,8 mét và có nhiều cơ bắp hơn tôt tiên loài người ngày nay,

Người Java

Marie Eugène François Thomas Dubois (1858-1940) là nhà cổ sinh vật học và nhà địa chất học người Hà Lan đã có những nghiên cứu về lịch sử tiến hóa gây tranh cãi cho tới tận ngày nay.

Trong khi giới khoa học đều thừa nhận con người có nguồn gốc sâu xa từ một loài linh trưởng ở châu Phi thì ông lại đưa ra quan điểm trái ngược.

Eugène Dubois, người bị thu hút bởi thuyết tiến hóa của Charles Darwin, đặc biệt là về con người, quyết định tới châu Á, nơi mà khi đó được coi là cái nôi của loài người, để tìm kiếm tổ tiên loài người vào năm 1886.

Năm 1891, đội của ông đã phát hiện ra một hóa thạch người trên đảo Java, Đông Ấn thuộc Hà Lan (nay là Indonesia).

Cụ thể hơn là "một loài trung gian giữa người và khỉ không đuôi", dựa trên một xương chỏm (nắp hộp sọ) và một xương đùi giống như của H. sapiens tìm thấy trên bờ sông Solo ở Trinil, Đông Java.

Phát hiện này được biết đến như là người Java.

Người Homo Rudolfensis

Homo rudolfensis là một loài người hóa thạch được Bernard Ngeneo, một thành viên của đội khảo cổ do nhà nhân chủng học Richard Leakey và nhà động vật học Meave Leakey dẫn đầu vào năm 1972, phát hiện tại Koobi Fora tại phía đông hồ Rudolf ở Kenya .

Sọ 1470 đã được ước tính có tuổi 1,9 triệu năm. Ngày 8 tháng 8 năm 2012, một đội khảo cổ do Meave Leakey dẫn đầu đã thông báo việc phát hiện ra một khuôn mặt và hai xương hàm thuộc H. rudolfensis.

Đó là bằng chứng cho thấy một giống người mới thuộc chi Homo đã sống cùng thời với người  Homo erectus  và  Homo habilis .Homo rudolfensis có bộ não lớn hơn và khuôn mặt phẳng hơn Homo habilis.

Người Boskop

Đầu những năm 1910, 2 nông dân đã phát hiện hóa thạch hộp sọ gần Boskop, Nam Mỹ.Điều ấn tượng chính là kích thước của bộ não của giống người chưa từng được biết đến này.

Trong khi bộ não của người hiện đại chỉ khoảng 1400 cm3 thì bộ não của người Boskop đạt tới 1980 cm3, điều này cho thấy giống người này có bộ não rất phát triển và có IQ cao.

Bộ não to lớn ấn tượng

Trái lại khuôn mặt của người Boskop lại rất nhỏ.

Người Denisovans

Người Denisova là tên được đặt cho phần di cốt của một cá thể thuộc chi Người có thể là một loài trước đây chưa biết dựa trên một phân tích ADN ti thể của nó .

Trong tháng 3 năm 2010, các mảnh xương của người chưa thành niên của giống người này sống cách đây khoảng 41.000 năm trước được khám phá ra tại hang Denisova (vùng Altai,Nga), một vùng cũng có người ở tại cùng một thời điểm của người Neanderthal và con người hiện đại.

mtDNA của người Denisova khác với mtDNA của người Neanderthal và con người hiện đại. Tháng 12 năm 2010, một nhóm nhà khoa học quốc tế xác định trình tự từ bộ gen nhân của nhóm này từ xương ngón tay.

Theo phân tích của họ, nhóm này có cùng nguồn gốc với người Neanderthal và lai giống với tổ tiên của người Melanesia hiện đại

Người Dmanisi

Mới đây, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã đưa ra lời giải mới về nguồn gốc tổ tiên của  loài người  - đó chính là người Dmanisi ở châu Phi.

Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về độ hoàn chỉnh cả về xương hàm và cấu trúc sọ của "hộp sọ số 5" có niên đại khoảng 1,8 triệu năm được khai quật ở khu vực Dmanisi (Cộng Hòa Georgia) 8 năm trước.

Hộp sọ này mang đặc điểm kết hợp của các hóa thạch loài người tại những thời điểm cách xa nhau: phía mặt sọ lớn, não nhỏ, răng lớn giống như loài người cổ đại, nhưng những nghiên cứu giải phẫu bên trong hộp sọ cho thấy hệ thống thần kinh lại tương tự như loài người đứng thẳng (Homo erectus). 

Chính những phát hiện trên đã đập tan giả thuyết này, khẳng định người Dmanisi chính là một mắt xích quan trọng trong phả hệ loài người. Từ đó, nhóm nghiên cứu cho rằng, người Dmanisi rất có thể là những người đầu tiên trên Trái đất, xuất hiện khoảng 2,4 triệu năm trước tại Đông Phi.

Người Penghu

"Phần hàm dưới khác biệt rõ ràng so với người Homo erectus ở miền bắc Trung Quốc và Java. Nó có thể là đặc điểm đại diện cho một chủng người chưa được biết đến", CNN dẫn lời chuyên gia Yousuke Kaifu nói, khẳng định dù đây chỉ là một mẩu hóa thạch nhỏ, nhưng ý nghĩa của nó rất lớn.

Giới khoa học tin rằng trong quá trình tiến hóa, phần hàm và răng của con người ngày càng nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên, khác với những hóa thạch cùng thời đại, phần răng của Penghu lại dày và có răng hàm lớn, cho thấy nó thuộc một nhóm khác.

Theo Live Science, phát hiện này cho thấy nhiều chủng người (đã tuyệt chủng) có thể từng cùng tồn tại ở châu Á trước khi tổ tiên của người hiện đại xuất hiện ở khu vực này khoảng 40.000 năm trước.

Người Naledi

Homo naledi là một loài đã tuyệt chủng thuộc tông Người , được phát hiện trong động Dinaledi của hệ thống hang động Rising Star .

Các nhà khoa học cho biết xương hóa thạch được tìm thấy trong một hang động tại Cái nôi của loài người , Cộng hòa Nam Phi năm 2013, và thuộc về loài mới chưa xác định của chi Người (Homo).

Hóa thạch được tìm thấy gồm xương cốt của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành và người già, trong một khu vực tách biệt bên trong hang Rising Star.

Các nhà nghiên cứu tin rằng vòm hang nằm sâu 30 mét dưới di sản thế giới Cái nôi của loài người, cách Johannesburg khoảng 50 km về phía tây bắc, là một nghĩa địa, và người Homo naledi có thể đã dùng lửa để soi sáng đường vào hang.

H.naledi khi đứng thẳng hai chân có thể đạt chiều cao 1,5m, cao lớn hơn so với phần lớn chủng người nguyên thủy. 

Đôi chân H.naledi dài nhưng nhỏ hơn đáng kể so với các chủ‌ng tộ‌c khác, điều này cho thấy chủng người mới có cân nặng không lớn, chỉ khoảng 45 kg. 

H. naledi có phần đầu rất nhỏ, khiến não của họ cũng nhỏ theo. Bộ não của loài này chỉ lớn hơn não tinh tinh một chút, đồng thời hầu như không có sự khác biệt về c‌ơ th‌ể nam và nữ.

Người Hobbit

Năm 2004, một đội nghiên cứu thông báo một khám phá tuyệt vời của họ trên hòn đảo hẻo lánh của Flores

Đó là khám phá về một chủng người đặc biết: người lùn

Bộ não và cớ thể nhỏ, có thể dùng công cụ đá và lửa. Đây là các khám phá tại hang động Liang Bua.

Chiều cao của người Hobbit chỉ khoảng 1,2 mét nhưng có bàn chân quá khổ.

Nhiều bằng chứng khảo cổ chỉ ra rằng họ có thể dùng lửa và săn bắn nới đây, nhưng chính nguồn tài nguyên có hạn khiến chủng người này phải thay đổi kích thước nhằm thích nghi môi trường.

Người Red Deer Cave

Các hóa thạch này có niên đại cách đây 11.500 đến 14.500 năm. Các nhà khoa học tạm thời gọi đây là người Red Deer Cave – Hang Nai Đỏ. 

Các hóa thạch được đặt tên “người Red Deer” do các bằng chứng cho thấy rằng họ đã săn bắt hươu đỏ - loài hươu đã tuyệt chủng và nấu chín chúng làm thức ăn trong các hang động Maludong.

 Người Red Deer Cave

Những người này có hàm nhô, răng hàm lớn, lông mày nhô lên, hộp sọ dày, khuôn mặt rộng và mũi phẳng. Bộ não của họ có kích thước trung bình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật