Tính ngày tránh thai có an toàn?

Jeuner_rosier Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nói chung thời kỳ rụng trứng của nữ là vào khoảng 12-16 ngày trước khi có kinh lần sau. Trứng chín rụng khỏi buồng trứng, đi vào ống dẫn trứng, trứng chỉ sống được 1 ngày trong ống dẫn trứng. Tinh trùng có thể sống 2-3 ngày trong âm đạo hoặc trong tử cung. Vì vậy, 4-5 ngày trước và sau khi rụng trứng, nếu sinh hoạt tính dục thì có thể có thai, thời kỳ này thường gọi là thời kỳ dễ thụ thai. Nếu sinh hoạt tính dục vào thời gian ngoài thời kỳ dễ thụ thai và thời kỳ kinh nguyệt, nói chung không dễ thụ thai, cho nên gọi là thời kỳ an toàn
Tính ngày tránh thai có an toàn?
Ảnh minh họa

Nói chung trong thời kỳ an toàn, sinh hoạt tính dục không dễ gì có thai, nhưng do thời kỳ an toàn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nên tránh thai vào thời kỳ an toàn thực tế lại không an toàn, không đáng tin. Bởi vì chu kỳ kinh nguyệt của nữ không nhất định chính xác, có người mỗi kỳ kinh nguyệt sau nhau 5-6 ngày, thậm chí 10 ngày. Cho nên, dựa vào ngày kinh nguyệt để tính thời gian rụng trứng rất không chính xác. Hơn nữa trứng rụng chịu ảnh hưởng của hoạt động nội tiết của tuyến yên, và tuyến yên lại có quan hệ với họ khâu não và đại não. Vì vậy trứng rụng chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, sự thay đổi tâm trạng và sức khỏe của con người, thời gian rụng trứng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn, nên khó nắm được quy luật, thời gian rụng trứng cũng khó tính chính xác. Đó là cái lý tránh thai trong thời kỳ an toàn lại không an toàn.

Trong cuộc sống thực tế, những chị em có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, vợ chồng thường sống chung, nắm chắc và tuân thủ nghiêm ngặt việc sinh hoạt tính dục, đã nhiều năm tránh thai trong thời kỳ an toàn thì hiệu quả tốt. Nhưng với vợ chồng mới kết hôn, nói chung khó khống chế sinh hoạt tính dục thì không nên áp dụng phương pháp tránh thai trong thời kỳ an toàn. Ngoài ra, những vợ chồng không thường xuyên chung sống, những chị em sau khi sinh đẻ hoặc đẻ non, những chị em có sự thay đổi về tinh thần, tâm trạng hoàn cảnh sinh hoạt hoặc sức khỏe, tình trạng rụng trứng không ổn định đều không nên áp dụng biện pháp tránh thai trong thời kỳ an toàn.

Chị em nào không nên đặt vòng tránh thai?

Vòng tránh thai là dụng cụ tránh thai vốn hình tròn đặt trong tử cung do thầy thuốc giúp đặt vào khoang tử cung trong điều kiện vô trùng, nó gây nhiễu loạn môi trường tử cung, và gây rối loạn cho sự thâm nhập của tinh trùng, không cho thụ thai.

Nói chung, đặt vòng tránh thai không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng chị em nào có một trong những tình huống sau đây thì không nên đặt vòng tránh thai.

1. Chị em bị viêm khung xương chậu cấp tính không nên đặt vòng tránh thai, nếu không bệnh sẽ nặng thêm.

2. Chị em mắc các bệnh như viêm âm đạo trùng roi, hoặc viêm âm đạo do nấm, hoặc cổ tử cung thối rữa nặng không nên đặt vòng tránh thai. Những chị em này nên tích cực chữa trị, chờ đến khi khỏi bệnh hãy đặt vòng.

3. Chị em có cổ tử cung quá dãn, vết thương nặng hoặc tử cung sa, nếu đặt vòng thì dễ bị tuột, vì thế không nên đặt vòng, nên áp dụng các biện pháp tránh thai khác.

4. Chị em kinh nguyệt không đều như kinh nguyệt quá nhiều, ra nhiều lần, hoặc âm đạo ra máu thất thường không nên đặt vòng, nếu đặt vòng bệnh có thể nặng thêm, khó phân biệt được bệnh trạng.

5. Chị em có u ở bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc, không nên đặt vòng, chờ khi chữa trị khỏi,tùy theo tình hình mà chọn biện pháp tránh thai thích hợp.

6. Chị em mắc bệnh cấp, mạn tính toàn thân như suy tim, thiếu máu nặng, hoặc bệnh xuất huyết cũng không nên đặt vòng, nếu không sẽ tăng thêm nỗi đau khổ cho người bệnh.

Thắt ống dẫn trứng cần chú ý những gì?

Thắt ống dẫn trứng có thể đạt được mục đích không sinh đẻ, thắt ống dẫn trứng nên phù hợp với các điều kiện sau đây:

1. Chị em đã có chồng, vì muốn sinh đẻ có kế hoạch, được cả vợ chồng đồng ý nhất trí, yêu cầu thắt ống dẫn trứng.

2. Vì một căn bệnh nào đó như bệnh tim, bệnh thận,… không nên có thai thêm.

3. Chị em đã 2 lần mổ đẻ.

Thời gian thắt ống dẫn trứng, tốt nhất là sau 3-7 ngày sạch kinh vào thời kỳ không mang thai, có thể tiến hành trong thời gian sau khi đẻ, sau khi nạo thai, thời kỳ cho con bú. Sau khi đẻ 48 giờ là tốt. Cũng có thể tiến hành đồng thời với nạo thai, mổ tử cung lấy thai ở thời kỳ giữa mang thai, hoặc các loại phẫu thuật phụ khoa khác.

Các bệnh cấm kỵ đối với thắt ống dẫn trứng: hệ thống sin‌ּh dụ‌ּc hoặc nơi khác nhiễm bệnh; mắc bệnh thần kinh nặng; c‌ơ th‌ể suy nhược không thể chịu nổi phẫu thuật; trong 24 giờ thân nhiệt có 2 lần tăng quá 37,5 độ; đẻ xong ra máu bị choáng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật