Những con vật kinh dị chứng minh biển sâu là nơi ghê rợn nhất

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dưới đáy biển sâu thẳm tồn tại những con vật kinh dị ngoài sức tưởng tượng của con người, khiến cho nó càng trở nên đáng sợ hơn bất cứ nơi đâu.
Những con vật kinh dị chứng minh biển sâu là nơi ghê rợn nhất
Ảnh minh họa

1. Cá nhám mang xếp

Cá nhám mang xếp là một loài cá mập, sống chủ yếu ở vùng biển sâu (trên 1.500 mét), phân bố không liên tục trên cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Loài cá này có một số đặc điểm của loài cá mập "nguyên thủy", được coi là "hóa thạch sống" dưới đáy biển thời kỳ khủng long.

Chúng có chiều dài có thể đạt tới 2 m (6,6 ft), có c‌ơ th‌ể màu nâu sẫm giống con lươn nhưng có sáu cặp khe mang giống với loài cá mập thời tiền sử.

Khi di chuyển và săn mồi, cá mập thằn lằn uốn cong c‌ơ th‌ể để di chuyển về phía trước một cách linh hoạt giống với một con rắn biển khổng lồ.

2. Rắn biển Gulper

Rắn biển Gulper sống ở độ sâu 3000m, là một trong những loài động vật kì quái nhất dưới lòng biển sâu. Đặc điểm gây chú ý nhất ở loài này là cái miệng rộng, có thể mở to để nuốt những con mồi lớn hơn nó nhiều lần, và chiếc đuôi dài, hình roi. 

Rắn biển Gulper có bộ hàm hình túi giống với loài bồ nông. Cũng bởi vậy mà dân gian thường gọi chúng là rắn bồ nông. 

Dạ dày của chúng có thể giãn nở đàn hồi để chứa đựng và co bóp lượng thức ăn khổng lồ. Rắn biển Gulper trưởng thành dài 1.83m và phân bố ở hầu hết các vùng biển trên thế giới.

3. Cá răng nanh Fangtooth Fish

Cá răng nanh “Fangtooth“ là loài cá sống ở nơi sâu nhất thế giới. Cá Fangtooth thường sống ở độ sâu khoảng 1.980 m, nhưng cũng được tìm thấy ở bơi ở độ sâu 5.030 m.

4. Cá mập yêu tinh

Cá mập yêu tinh còn có tên là cá mập Goblin. Chúng là một loài cá mập sống ở biển sâu, có hình dáng xấu xí và nổi bật với chiếc mũi dài giống mỏ chim.

Loài cá mập golbin trưởng thành thường có chiều dài trên 3m và cân nặng hơn 200kg. Phần đầu với cái mũi dài có nhiệm vụ phát hiện con mồi tại những nơi tối tăm nhờ bộ phận cảm ứng điện.

5.
Cá rắn Viper Thái Bình Dương

Cá rắn Viper Thái Bình Dương là một loài cá săn mồi sống ở độ sâu thẳm của biển sâu. Vào ban ngày nó có thể được tìm thấy từ 200–5000 m dưới bề mặt đại dương. Vào ban đêm nó bơi lên vào chiều sâu dưới 200m, nơi thực phẩm dồi dào hơn.

Cá rắn Viper Thái Bình Dương chủ yếu ăn động vật giáp xác và cá nhỏ. Chúng thường đạt đến độ dài lên đến 1 foot và được coi là một ví dụ về động vật lớn biển sâu. Người ta tin rằng vây lưng đầu tiên phát sáng để thu hút con mồ

6.  Cá vây chân lưng gù

Cá vây chân lưng gù hay Cá vẩy chân sống ở độ sâu 2.000 m, có vẻ ngoài cục mịch, kì dị. Mình chúng tròn trịa như một quả bóng khiến mọi người có cảm giác chúng có thể nuốt chửng một người nào đó mà không mấy khó khăn.

Loài này có cái miệng rộng hoác với hàm răng sắc nhọn mọc tua tủa. Chính những đặc điểm bên ngoài này khiến mà chúng có cái tên thứ hai là "quỷ đen xấu xí". Điều đáng ngạc nhiên là chiều dài tối đa của loài này chỉ có 12,7 cm

7. Cá Chiêm tinh

Với màu da phù hợp với màu cát biển, cá chiêm tinh có khả năng nguỵ trang như tàng hình trước mắt con mồi. Chúng phục kích con mồi bằng cách ẩn mình dưới lớp cát mỏng chỉ có đôi mắt nhô cao quan sát. Chúng ăn cá nhỏ hơn, bạch tuộc và mực.

8. Cua nhện Nhật Bản

Cua nhện Nhật Bản hay còn gọi là Cua nhện khổng lồ, cua nhện, Crabzilla là một loài cua biển trong cận bộ Cua sống tại đáy sâu ở vùng biển Thái Bình Dương. Đây là loài cua lớn nhất hiện đang tồn tại trên Trái Đất. Trong tiếng Nhật, loài cua này được gọi là "cua chân cao".

9. Mực khổng lồ

Mực khổng lồ còn được gọi bằng nhiều cái tên không chính thức như mực ma có thể bao gồm tám loài, được công nhận là có chiều dài lên tới 13 mét (giống cái) hoặc 10 mét (giống đực).

Chúng thường sống ở vùng đại dương sâu ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương từ bờ biển Mexico qua Quần đảo Hawaii (Mỹ) tới Quần đảo Ogasawara (Nhật Bản)

10. Chân giống khổng lồ

Chân giống khổng lồ là một chi giáp xác lớn nhất trong bộ Chân đều, sống ở độ sâu hơn 700m. Nó trông rất giống con bọ cánh cứng thường thấy trong vườn. Bên cạnh đó, chân giống khổng lồ còn là các loài giáp xác ăn thịt.

Do nguồn thức ăn vô cùng khan hiếm, chúng dần quen với việc phải ăn bất cứ thứ gì rơi vãi từ tầng nước trên xuống và ăn thịt một số loài động vật nhỏ ở cùng ở độ sâu.

Chiều dài mà chân giống khổng lồ có thể đạt tới là từ 19 đến 37 cm nhưng khi bị đe doạ chúng sẽ co tròn lại để được bảo vệ trong chiếc vỏ giáp xác rất cứng.

Chân gống khổng lồ có cấu tạo vòm miệng khá phức tạp để đảm bảo đầy đủ các chức năng của một loài ăn thịt: đâm thủng, xâu xé, mổ bụng con mồi.

Chúng chủ yếu sống ở vùng biển ít biến động có độ sâu từ 170 đến hơn 2.100m, nơi có áp lực cao và nhiệt độ trung bình dưới 4 độ C như Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

11. Sâu Bobbit

Không điều gì về loài này mà không kì cục. Ngay đến cả cái tên của nó, cũng xuất phát từ một phiên tòa năm 1993, liên quan đến một phụ nữ tên là Lorena Bobbitt , một con dao và…cái gì đó trông giống như một con sâu. 

Loài sâu này có thể phát triển để đạt chiều dài đến 3m. Phần lớn thời gian, chúng ở trong hang dưới đáy biển, chỉ để lại một phần c‌ơ th‌ể thò ra trên bề mặt để bắt mồi - chủ yếu là các loài cá.

Năm 2009, một con sâu bobbit khổng lồ đã được tìm thấy ở hồ cá Blue Reef, Anh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật