Lời khuyên cho bà mẹ mang thai sau tuổi 35

Applecat Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ độ tuổi 35 trở đi, phụ nữ mang thai có khả năng phải đối mặt với các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của họ cũng như của em bé. Vì vậy họ cần phải lưu ý nhiều hơn khi sinh em bé ở tuổi này.
Lời khuyên cho bà mẹ mang thai sau tuổi 35
Ảnh minh họa

Tuổi tác của người mẹ có thể gây ảnh hưởng đến việc mang thai cũng như sự khoẻ mạnh của thai nhi. Tuy nhiên các bà mẹ ở tầm tuổi này không cần quá lo lắng bởi vẫn có rất nhiều phụ nữ có em bé sau tuổi 35 và thậm chí vào độ tuổi 40 và những đứa con của họ rất khoẻ mạnh. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn không cần quan tâm điều gì. Để có thể sinh ra em bé khoẻ mạnh thì bạn cần phải chuẩn bị cẩn thận hơn so với các bà mẹ tuổi dưới 30.

Những lưu ý cho mẹ mang thai tuổi sau 35:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ ​​và nghe tư vấn

Khi quyết định có em bé, điều quan trọng là bà mẹ phải thực hiện một số chuẩn bị trước khi thụ thai. Trước hết hãy gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe để đảm bảo rằng bạn đủ khỏe mạnh trước khi thụ thai. Nói chuyện và nghe tư vấn từ bác sĩ để nhận được những chỉ dẫn cần thiết.

Đi khám thai sớm và thường xuyên.

Tám tuần đầu của thai kỳ là rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Khám thai sớm và thường xuyên có thể giúp theo dõi tình trạng thai nhi và chăm sóc đúng cách. Trong khi mang thai, các bà mẹ cần siêu âm, kiểm tra sức khoẻ của mẹ và bé thường xuyên, bổ sung kiến thức về mang thai và sinh con, và nhận tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ.

Thực hiện các xét nghiệm

Hãy cân nhắc làm các xét nghiệm trước khi sinh dành cho phụ nữ trên 35. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện kiểm tra trước khi dành cho các bà mẹ lớn tuổi. Những xét nghiệm này giúp xác định nguy cơ em bé có bị dị tật bẩm sinh hay không. Nếu bác sĩ không đề cập đến, hãy hỏi về những xét nghiệm này để được tư vấn để có những quyết định đúng đắn.

Dùng vitamin cho phụ nữ mang thai

Tất cả phụ nữ trong tuổi sinh đẻ nên dùng loại vitamin cho phụ nữ mang thai hàng ngày có chứa ít nhất 400 microgram axit folic. Cung cấp đủ axit folic mỗi ngày trước và trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa dị tật liên quan đến não bộ và tủy sống của bé. Một số loại vitamin có chứa đến 800-1.000 mcg axit folic dành cho một số phụ nữ cần nhiều hơn 400 mcg để chống lại các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi uống nhiều hơn 1.000 mcg (1 milligram) axit folic. Phụ nữ có tiền sử có trẻ bị dị tật cần bổ sung 4000 mcg axit folic.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật