Trẻ dưới 5 tuổi dễ nghiện bột ngọt

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bột ngọt (hay còn gọi là mì chính) không độc hại nhưng vô bổ, nếu dùng nhiều có thể gây cồn cào, nôn nao, loét dạ dày. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, nguy cơ nghiện bột ngọt cao hơn nhiều so với người trưởng thành.
Trẻ dưới 5 tuổi dễ nghiện bột ngọt
Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn bột ngọt. Ảnh: 60s.com.vn

Trẻ em dễ nghiện bột ngọt
Chị Lương Cẩm Thơ (Kim Hoa, Đống Đa, Hà Nội) tỏ ra lo lắng: Hàng ngày, tôi vẫn cho bột ngọt vào bột, cháo cho đứa con trai 1,5 tuổi. Tôi thấy cháu ăn ngon miệng, không có biểu hiện gì. Nhưng mấy chị ở cơ quan tôi bảo, bột ngọt rất độc hại. Phải chăng sự nguy hại này là không biểu hiện rõ rệt?

Còn con trai chị Phan Thanh Nga (Quận 2, TP.HCM) thì lại “nghiện”bột ngọt" đến nỗi, chị Nga phải thốt lên, "Một vài lần, tôi vội nên quên không cho bột ngọt vào bột cho cháu, cháu cứ ngậm bột trong miệng mà không chịu nuốt. Rồi sau đó, cứ nhìn thấy thìa chuẩn bị đưa vào miệng là bé lại mếu máo khóc. Chồng tôi đùa, bảo: Thằng nhóc này còn “sành” ăn hơn cả người lớn!" 

Trong khi đó, BS. Lưu Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Nhi TƯ thì khuyến cáo: Không nên cho trẻ em dưới 5 tuổi ăn bột ngọt!

Liên quan đến vấn đề này, TS. Hoàng Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Dinh dưỡng - viện Dinh dưỡng cho biết, bột ngọt là thứ gia vị làm ngọt, đánh lừa vị giác. Nếu dùng với liều lượng quá cao và lâu ngày, người sử dụng sẽ bị phụ thuộc vào loại gia vị này hay còn gọi là hội chứng “nghiện bột ngọt”- món ăn không có bột ngọt cảm thấy nhạt nhẽo, cứng”.

Đặc biệt, vị giác của trẻ nhỏ đang hình thành nên cha mẹ cần hết sức thận trọng trong quá trình nêm nếm gia vị trong thực phẩm bé.

Có thể gây hại cho dạ dày

GS.TS. Nguyễn Thị Dụ, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Hà Thành, Chủ tịch Hội Hồi sức – cấp cứu và Chống độc Hà Nội, khẳng định: Việt Nam chưa có trường hợp nào ở cả người lớn và trẻ em bị ngộ độc do ăn quá nhiều bột ngọt.

GS.TS. Nguyễn Thị Dụ. Ảnh HY
GS Dụ cho hay, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh bột ngọt độc hại. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều bột ngọt quá, lượng glutamate có trong bột ngọt sẽ chuyển hóa thành glutamic, khi đi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành axit glutamic, khiến lượng axit trong dạ dày tăng.

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều người vừa ăn một bát phở, bát miến to ở ngoài hàng (thường được cho rất nhiều bột ngọt)… mặc dù rất no nhưng vẫn có cảm giác cồn cào, nôn nao như người đói.  Tình trạng này cứ kéo dài có thể dẫn đến đau, viêm loét dạ dày.
 
Đặc biệt, với trẻ nhỏ, biểu hiện cồn cào, nôn nao… thường không dễ để người lớn nhận ra. Đây cũng là một lí do để không nên dùng bột ngọt trong thức ăn của trẻ nhỏ.

Nên chọn cách thơm, ngọt tự nhiên

Một điều có thể dễ nhận thấy là người Việt Nam đang rất lạ‌m dụn‌g bột ngọt trong khi theo các chuyên gia lại khẳng định, bột ngọt không độc hại nhưng vô bổ.

Bà Nguyễn Thị Thu – hiện là cấp dưỡng của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, trước đây từng là cấp dưỡng trong quân đội cho hay: Vào thời kỳ bao cấp, bột ngọt vô cùng hiếm. Cả xoong canh của bếp ăn tập thể với hàng trăm nhân khẩu có khi cũng chỉ được 1 muỗng bột ngọt. Còn bây giờ, một xoong canh tập thể có khi chúng tôi cho đến ¼ gói bột ngọt.

Dạo qua các cửa hàng ăn, chúng tôi nhận thấy, cứ một bát miến, bát phở, chị chủ hàng rất “hào phóng” cho hẳn một muỗng bột ngọt to. Chị Phan Hồng Xiêm – một người bán bún ngan trên phố Tôn Đức Thắng bảo, bột ngọt tuy đắt nhưng cứ cho nhiều thì khách hàng mới thấy ngọt, thấy ngon miệng. Khách hàng là thượng đế mà!

Còn tại các gia đình, các bà nội trợ đều bảo nhau: Giờ bột ngọt có khan hiếm nữa đâu mà phải dè dặt, trung bình cứ một xoong canh cho 4 người ăn thì cho khoảng 2 muỗng bột ngọt.

Theo GS Nguyễn Thị Dụ, bột ngọt chỉ là một thứ gia vị tăng thêm độ ngọt cho món ăn, nhằm đánh lừa khẩu vị người ăn.

Cách tốt nhất, các bà nội trợ nên tìm kiếm cái ngọt thực chất từ xương, thịt, cá, tôm… để chế biến món ăn chứ không nên lạ‌m dụn‌g thứ gia vị vô bổ đó.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật