TP HCM: Người dân vẫn còn chủ quan với sốt xuất huyết

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hiện nay, số ca t‌ử von‌g do sốt xuất huyết trên cả nước đã lên đến 28 trường hợp chủ yếu ở miền Nam. Nguyên nhân là do người dân chủ quan.
TP HCM: Người dân vẫn còn chủ quan với sốt xuất huyết
Ảnh minh họa

Năm 2015 được dự đoán là năm dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát mạnh theo chu kỳ 3 đến 5 năm. Nguyên nhân chính của t‌ử von‌g là do hệ thống điều trị ở y tế cơ sở và cả người dân vẫn còn chủ quan với bệnh sốt xuất huyết.

Theo thống kê của bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, trong 22 trường hợp t‌ử von‌g do sốt xuất huyết trong 3 năm từ 2013 đến đầu 2015 ở các tỉnh miền Nam có đến 18 trường hợp đã điều trị tại tuyến y tế cơ sở nhưng không thành công. Con số này chiếm đến 81%. Trước khi chuyển đến bệnh viện tuyến cuối thời gian trung bình nằm viện tại tuyến cơ sở là 33 giờ. Khi các ca bệnh này được chuyển về tuyến cuối đã quá nặng, không thể cứu sống được. Từ hồ sơ bệnh án của các ca t‌ử von‌g cho thấy vẫn có một số trường hợp y tế cơ sở vẫn chưa nhận biết được các biểu hiện nặng của bệnh như khi vào sốc, xuất huyết nặng hay tổn thương tạng. Có đến 4 trường hợp t‌ử von‌g liên quan đến việc y tế cơ sở chẩn đoán nhầm sốt xuất huyết với bệnh lý khác.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố, tỷ lệ t‌ử von‌g sốt xuất huyết của người lớn đã xấp xỉ gần bằng tỷ lệ t‌ử von‌g ở trẻ em.

Bác sĩ Vĩnh Châu nói: “Người lớn mắc sốt xuất huyết vẫn có thể bị biến chứng nặng chứ không chỉ ở trẻ em. Có những cơ sở y tế vẫn chưa chú trọng đến điều trị sốt xuất huyết cho người lớn vì nghĩ rằng ít khi có những ca bệnh nặng. Đến khi xảy ra chuyện mới lo lắng thì đã muộn”.

Theo các bác sĩ, đa phần các trường hợp t‌ử von‌g là do nhập viện trễ, xuất phát từ sự chủ quan của người lớn. Đó là tâm lý cho rằng chỉ có trẻ em mới mắc sốt xuất huyết hoặc chỉ cần uống thuốc và nghỉ ngơi là tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi người lớn đã bị sốt xuất huyết thường rất nặng do người lớn thường mắc các bệnh lý nền đi kèm. Do đó, khi người lớn mắc sốt xuất huyết thường có thêm nhiều biến chứng chứ không đơn thuần chỉ một biến chứng như ở trẻ em.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Trường, Trưởng khoa nhiễm D, bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Người lớn rất chủ quan vì họ cho rằng, lớn rồi sẽ không bị nữa và tự điều trị ở nhà. Đến khi nặng nhập viện đã quá trễ. Khi đã trễ các biến chứng này cứ nối nhau diễn ra, rất khó điều trị. Vì thế cho nên đang trong mùa dịch chúng ta phải đi khám ngay”.

Một phân tích khác về những trường hợp t‌ử von‌g do sốt xuất huyết từ tháng 1 đến tháng 8/2015 của bệnh viện Nhi đồng 1 cũng cho kết quả tương tự như của bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh. Trong tổng số 10 trường hợp sốt xuất huyết t‌ử von‌g trong 8 tháng đầu năm ở các tỉnh phía Nam có 9 trường hợp đã điều trị tại y tế cơ sở nhưng không khỏi.

Kết quả phân tích bệnh án t‌ử von‌g cho thấy một trong những nguyên nhân t‌ử von‌g là bệnh nhi nhập viện trễ trong tình trạng sốc nặng. Đối với những trường hợp sốt xuất huyết nặng, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng cần phải điều trị tích cực ngay tại bệnh viện tuyến tỉnh, việc chuyển viện trong lúc này là không an toàn vì cần phải theo dõi bệnh nhi ít nhất 30 phút một lần

Các bác sĩ cũng lưu ý một trong những lỗi thường gặp hiện nay ở cả người dân và hệ thống điều trị, đó là việc truyền dịch quá sớm ở bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Điều này dẫn đến khi vào giai đoạn sốc bệnh nhân sẽ bị phù và suy hô hấp, có thể dẫn đến t‌ử von‌g.

Theo thống kê của bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố, có 6/14 trường hợp t‌ử von‌g có liên quan đến việc truyền dịch chưa phù hợp (chiếm tỷ lệ 42%). bệnh viện Nhi đồng 1 ghi nhận 2 trường hợp t‌ử von‌g trước đó đã được một cơ sở y tế tư nhân truyền dịch. Trong 6 ca sốt xuất huyết tại bệnh viện Nhi đồng 2 cũng có trường hợp truyền dịch sai chỉ định.

Bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết: “Trong số các trường hợp t‌ử von‌g, những trường hợp đến khám tại cơ sở y tế tư nhân và được truyền dịch, mỗi ngày một chai. Đến ngày thứ 3, thứ 4 – khi bệnh nhi vào sốc mạch không đo được. Khi chuyển đến bệnh viện, chúng tôi đã cố gắng hỗ trợ nhưng do sốc kéo dài, tổn thương phủ tạng nên t‌ử von‌g. Vì vậy, chúng ta phải chú ý không nên truyền dịch sớm mà chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ vẫn uống được, không bị ói mửa vẫn nên bù nước bằng đường uống”. 

Từ những kết quả thống kê của hai bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối trong tiếp nhận và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết ở phía Nam cho thấy cần phải tăng cường công tác tập huấn cho đội ngũ y tế ở các tỉnh thành phía Nam để giảm thiểu những trường hợp t‌ử von‌g do sốt xuất huyết. Đồng thời, người dân cũng phải nắm được các dấu hiệu cảnh báo khi bệnh trở nặng để kịp thời đưa đến cơ sở y tế gần nhất

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật