Không có tư vấn học đường cho học sinh dễ gia tăng tội phạm

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thứ trưởng – Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhận định: “Nếu không có những giải pháp, mô hình tư vấn tâm lý phù hợp trong trường học rất dễ dẫn đến việc các em hư hỏng, xảy ra B.L học đường, thậm chí phạm tội”.
Không có tư vấn học đường cho học sinh dễ gia tăng tội phạm
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội thảo.

Ngày 9/10, tại trường chuyên Hà Nội – Amsterdam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội.

Trong buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhận định: "Nếu không có những giải pháp, mô hình tư vấn tâm lý phù hợp trong trường học rất dễ dẫn đến việc các em hư hỏng, xảy ra B.L học đường, thậm chí phạm tội”.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo đưa công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông thành một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học – Học sinh tích cực” trong giai đoạn 2008-2013. Trong giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT chỉ đạo hướng dẫn tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào chương trình học tập của một số bộ môn học. Ban hành công văn 9971/BGD&ĐT-HSSV ngày 28/10/2015 về triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên.

Ban hành Quyết định số 68/2008/QĐ-BGDĐT ngày 9/12 quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho học sinh sinh viên. Ban hành Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2007 quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên”.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, thời gian qua, Bộ GD&ĐT cũng tăng cường tổ chức công tác điều tra, khảo sát tại các nhà trường ở một số địa phương, tổ chức các hội thảo nhằm tìm ra những cách làm sáng tạo, hiệu quả của công tác tư vấn tâm lý làm cơ sở để nhân rộng trên toàn quốc.

Còn ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Công tác học sinh, sinh viên cho biết: “Học sinh có tượng kết bạn trên mạng rồi hình thành các băng nhóm ở tuổi vị thành niên và có hành vi lệch chuẩn như: Bỏ nhà đi bụi, trộm cắp, uống rượu bia say xỉn, đua xe, thói quen vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông… Đây là những biểu hiện đáng lo ngại của bộ phận giới trẻ hiện nay.

Ngoài ra, trong nhà trường tình trạng nói tục, chửi thề, thiếu tôn trọng thầy cô không phải là hiện tượng cá biệt. Không chỉ có vậy, có những tượng không phù hợp với chuẩn mực đạo đức truyền thống như quan hệ tình dục sớm… Những hiện tượng này, nếu không được tư vấn, định hướng, giải toả kịp thời các vấn đề tâm lý, rất dễ dẫn đến hậu quả: Nhẹ thì chán học, bỏ học; Nặng thì trầm cảm, B.L học đường hay t‌ּự t‌ּử… gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo Vụ trưởng Công tác học sinh, sinh viên, một số học sinh dễ bị sa ngã vào các tệ nạn như lô đề, cờ bạc, bia rượu, ma túy, mại dâm, sống buông thả… Khi các vấn đề tâm lý nảy sinh, cá nhân không dễ tự vượt qua mà cần có sự quản lý của nhà trường, thầy cô giáo và trợ giúp của các chuyên gia.

Tư vấn tâm lý học đường một mặt có thể giúp xử lý các vấn đề tâm lý nảy sinh, mặt khác quan trọng hơn, có thể tổ chức ngăn ngừa bằng cách tăng cường khả năng thích ứng của học sinh trước vấn đề biển đổi của xã hội, tạo khả năng miễn dịch hay khả năng tự giải quyết vấn đề.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật