BVSC: Điểm mặt các ngành có khả năng được mở room tỷ lệ rộng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chứng khoán Bảo Việt dự báo CPI cả năm 2015 tăng quanh mức 1%, GDP cả năm tăng trưởng 6,7%, tỷ giá được giữ vững, lãi suất cho vay ổn định.
BVSC: Điểm mặt các ngành có khả năng được mở room tỷ lệ rộng
Ảnh minh họa

Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa công bố "Báo cáo kinh tế vĩ mô & thị trường 9 tháng đầu năm 2015".

Kinh tế vĩ mô

Nhận định kinh tế vĩ mô, BVSC tỏ ra lo ngại về triển vọng của khu vực sản xuất trong thời gian tới, sau khi chỉ số PMI giảm xuống mức dưới 50 điểm sau gần 2 năm duy trì trên mức này.

   

BVSC dự báo nhập siêu cho cả năm 2015 ở mức 5 tỷ USD, bằng khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu. BVSC cho biết, đà hồi phục của tiêu dùng nội địa vẫn duy trì khá tốt, và đầu tư tư nhân tiếp tục tăng tốc mạnh, đặc biệt là sự bứt phá của vốn đăng ký FDI trong quý III rất ấn tượng. Tuy nhiên, diễn biến đáng lo ngại là sự suy giảm xuất khẩu của mặt hàng nông lâm thủy sản và hoạt động xuaas tkhaaru phụ thuộc ngày càng lớn vào hoạt động gia công, lắp ráp.

   

Về tình hình lạm phát, BVSC dự báo chỉ số CPI bình quân cho cả năm 2015 tăng quanh mức 1% so với bình quân 2014. BVSC hiện chưa nhìn thấy rủi ro nhóm hàng nào sẽ tăng giá đáng kể, gây áp lực lên lạm phát 3 tháng cuối năm.

Với diễn biến giá dầu thô và nguyên liệu thế giới được dự báo tiếp tục ổn định ở mức thấp trong ngắn hạn, mặt bằng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm và tiêu dùng trong nước nhiều khả năng vẫn sẽ duy trì quanh mức hiện nay.

   

Chứng khoán Bảo Việt dự báo GDP quý IV tăng 7,2%, giúp tăng trưởng cả năm 2015 đạt mức 6,7%. Động lực chính cho tăng trưởng sẽ vẫn đến từ xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, tiêu dùng nội địa và đầu tư tư nhân. BVSC cho rằng, theo yếu tố mùa vụ hàng năm, mức tăng trưởng GDP quý IV thường cao nhất trong 4 quý do đây là giai đoạn cao điểm trong hoạt động  sản xuất kinh doanh.

Dự báo về tỷ giá, BVSC thiên về khả năng sẽ không có thêm đợt phá giá nào từ nay đến cuối năm. BVSC cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang rất nỗ lực để bảo toàn cam kết sẽ không có thêm đợt phá giá nào nữa từ giờ cho tới cuối năm và thực tế thị trường ngoại hối hiện đã trở lại trạng thái khá ổn định, không còn hiện tượng tỷ giá tăng kịch trần.

Lãi suất quý IV được dự báo vẫn có thể diễn ra hiện tượng tăng nhẹ tại một số ngân hàng đơn lẻ, chủ yếu là ngân hàng quy mô nhỏ. Tuy nhiên, về tổng thể, đặc biệt là tại các ngân hàng lớn, lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ được giữ nguyên ở mức như hiện nay, xét trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức rất thấp.

Về lãi suất cho vay, BVSC nhận thấy Chính phủ vẫn đang nỗ lực duy trì một mặt bằng lãi suất ổn định nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân.

Thị trường chứng khoán

BVSC nhận định, thị trường chứng khoán quý III diễn biến khá tiêu cực do chịu tác động từ các thông tin liên quan đến thị trường tài chính toàn cầu. 2 chỉ số đã trải qua những phiên lao dốc khá mạnh trong tháng 8 do lo ngại về thông tin Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, vấn đề nợ công Hy Lạp, lo ngại khả năng tăng lãi suất của Fed và sự thất vọng khi TPP chưa thể kết thúc trong cuộc họp cuối tháng 7.

Sang quý IV/2015, BVSC cho rằng thị trường sẽ chịu tác động bởi nhiều yếu tố.

Nghị định 60 mở room ngoại: Những quy định cụ thể từ phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tỷ lệ mở room đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đang rất được nhà đầu tư chờ đợi. Dựa trên thông tin thu thập được và kết hợp với những đánh giá mang tính chủ quan, BVSC phân loại doanh nghiệp thành 3 nhóm liên quan đến nới room.

 

Ký kết hiệp định TPP: Theo BVSC, trước hết, thỏa thuận đạt được trong cuộc đàm phấn vẫn cần được Quốc hội các nước thông qua và dự kiến khó có thể được hoàn tất trước quý II/2015.

Ngay cả khi chính thức được ký kết, tác động của TPP đến hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cũng sẽ có độ trễ và còn tùy vào lộ trình áp dụng các điều khoản. Mặc dù vậy, World Bank dự báo GDP Việt Nam có thể tăng 8-10% đến năm 2030 nhờ TPP. Các tổ chức khác cũng cho rằng xét về tăng trưởng GDP Việt Nam là nước được hưởng lợi lớn nhất trong số 12 nước thành viên tham gia.

Theo BVSC, TPP sẽ tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực. Các doanh nghiệp hưởng lợi trực tiếp là các doanh nghiệp xuất khẩu như dệt may, da giày, thủy hải sản, gỗ... Các doanh nghiệp gặp bất lợi là các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, như mía đường, lương thực, thực phẩm, chăn nuôi...

rủi ro từ thị trường tài chính toàn cầu: BVSC cho rằng diễn biến nền kinh tế Trung Quốc vẫn là yếu tố gây nhiều quan ngại cho giới đầu tư toàn cầu.

Bên cạnh đó, nhiều khả năng Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 11 hoặc 12 với biên độ chỉ ở mức 0,25%. Tuy nhiên, thông tin này không còn bất ngờ và thị trường chứng khoán sẽ không chịu nhiều tác động bất lợi từ yếu tố này trong quý IV.

Diễn biến giảm của giá hàng hóa: Diễn biến giảm của giá nguyên vật liệu có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác hoặc các doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.

Theo chứng khoán Bảo Việt, sau giai đoạn sụt giảm và đi ngang tích lũy trong hơn 2 tháng qua, Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước cơ hội để bứt phá cả  về điểm số và thanh khoản. Tổng hợp tất cả các yếu tố, BVSC dự báo thị trường quý IV sẽ có xu hướng hồi phục vào đầu quý trước khi quay trở lại diễn biến lình xình vào cuối quý. VN-Index sẽ biến động trong vùng 560-610 điểm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật