Hải quân Nga khẩn cấp khôi phục sức mạnh, vươn ra toàn cầu

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nga đang khôi phục sức mạnh hải quân và nỗ lực duy trì hiện diện hải quân của mình trên toàn thế giới.
Hải quân Nga khẩn cấp khôi phục sức mạnh, vươn ra toàn cầu
Tàu chiến Nga ở vùng Kalilingrad. Ảnh: Reuters.

Việc sáp nhập Crimea vào Nga đầu năm 2014 và việc công bố Học thuyết Biển của Liên bang Nga 2020 vào tháng 7/2015 là 2 diễn biến lớn xác nhận sự trỗi dậy trở lại của Hải quân Nga.

Thành phố Sevastopol ở Crimea là nơi đặt căn cứ của Hạm đội Biển Đen thuộc hải quân Nga. Ở đây cũng có xưởng đóng tàu Sevastopol.

Kể từ khi tái thống nhất Crimea vào lãnh thổ của mình, Nga đã khôi phục việc kiểm soát chặt chẽ đối với thành phố cảng này và quá trình hiện đại hóa hạm đội Nga đang được đẩy mạnh.

Học thuyết Biển của Liên bang Nga 2020 chia chính sách hải quân của nước này ra làm 6 khu vực: Đại Tây Dương, Bắc cực, Nam cực, biển Caspia, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Khi học thuyết trên được công bố vào tháng 7, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin của Nga nói với tạp chí quốc phòng IHS Jane’s rằng “Đại Tây Dương được nhấn mạnh đến là do sự bành trướng của NATO, nhu cầu tích hợp Crimea và căn cứ hải quân Sevastopol vào nền kinh tế Nga, và nhu cầu tái lập sự hiện diện lâu dài của hải quân Nga ở Địa Trung Hải”.

Về mặt hải quân, Nga cũng có quyền tiếp cận các hải cảng tar‌tus và Latakia ở Syria. Thời Xô viết, hải quân Nga (Liên Xô) được tiếp cận cả Algeria, Libya, Ai Cập và Nam Tư để duy trì ảnh hưởng hải quân ở Địa Trung Hải.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Nga đang hiện đại hóa 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, xác định đây là một phần trong dự án tham vọng kéo dài tuổi thọ của các tàu này thêm 20 năm nữa.

Theo các đại diện của hải quân và xưởng đóng tàu Nga, việc nâng cấp này bao gồm cả tên lửa mới và các loại vũ khí khác. Công tác này nhằm nâng cấp độ công nghệ của các tàu ngầm đó lên ngang bằng với các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ mới, như là dự án 885 tàu ngầm lớp Yasen.

Hiện tại Nga đang khôi phục quyền tiếp cận đối với các căn cứ hải quân và xa hơn nữa duy trì hiện diện hải quân ở Tây Địa Trung Hải và các biển ở Đông Đại Tây Dương

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật